• “Nồng độ Homocysteine có trong máu có liên quan gì đến giữ việc sảy thai, lưu thai. Và Homocysteine là gì. Nó có liên quan gì đến gen MTHFR và các vấn đề sảy thai, sảy thai lặp lại”

    Các chuyên gia của Protake Care đã thấy hứng thú với câu hỏi này. Đó là nội dung Bạn Thu Trang có gửi câu hỏi về cho các chuyên gia của Protake Care. Đây là nhận xét của chuyên viên như sau:

Chúng tôi đánh giá cao câu hỏi của bạn, vì bạn đã nắm rất rõ và quan tâm thực sự đến nguồn gốc của Homocysteine. Rất ít người quan tâm đến chỉ số này sau khi đã đọc các bài viết liên quan đến đột biến gen MTHFR. Bài viết dưới đây tiếp tục sẽ nêu rõ hơn về Homocysteine & các vấn đề liên quan, đặc biệt là sảy thai, lưu thai đối với người phụ nữ. Tôi xin chúc bạn và gia đình luôn có sức khỏe tốt.


Mức homocysteine cao có ý nghĩa là gì?

  • Homocysteine là một axit amin được tạo ra khi protein bị phá vỡ. Homocysteine cao, còn được gọi là hyperhomocystein, có thể góp phần vào tổn thương động mạch và cục máu đông trong mạch máu của bạn.
  • Homocysteine ​​là một loại axit amin được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể. Ở mức độ bình thường, nó không có hại, nhưng mức độ cao đã được tìm thấy có liên quan đến sẩy thai cũng như bệnh tim.
  • Nồng độ homocysteine cao thường chỉ ra sự thiếu hụt vitamin B-12 hoặc folate.

Dưới đây là mức homocysteine cao hơn được chia thành ba loại chính:

  1. Mức độ tăng vừa: 15-30 mcmol / L
  2. Mức độ tăng trung gian: 30-100 mcmol / L
  3. Mức độ tăng nặng: lớn hơn 100 mcmol / L

Vậy chỉ số bình thường là bao nhiêu: Đó là dưới 15 micromole mỗi lít (mcmol / L)

Ảnh: Ảnh minh họa chỉ số tham khảo Homocysteine tại bệnh viện 103


Homocysteine tăng cao và liên quan đến xảy thai, lưu thai

  • Nồng độ homocysteine ​​trong máu tăng cao dẫn đến tình trạng được gọi là tăng đông máu.

Ở đây các bạn lưu ý hai khái niệm: Tăng đông máu & Đông máu. Từ đông máu đơn giant có nghĩa là đông máu , và tăng đông có nghĩa là đông máu dễ dàng hơn bình thường.

  • Các cục máu đông này làm giảm sự lưu thông máu trong các mạch dễ dẫn đến bệnh động mạch vành. Điều này sẽ khiến cơ thể người mẹ không đủ lượng hồng cầu để đi nuôi cơ thể và thai nhi.

Chứng minh khoa học

Trong y tế hiện nay Homocysteine ​​tăng cao chưa được chứng minh là gây sảy thai, nhưng có một số điểm tương đồng mà các nhà khoa học đã phát hiện. Điều này giống như khi phân tích một doanh nhân giàu có người ta đều phát hiện yếu tố “Chịu khó”. Nhưng không phải những doanh nhận giàu có đều “Chịu khó”.

Một nghiên cứu do các nhà khoa học:

Linda Dodds, Deshayne B Fell, Kent C Dooley, B Anthony Armson, Alexander C Allen, Bassam A Nassar, Sherry Perkins, K S Joseph.

Để biết lĩnh vực, thành tựu, các công trình nghiên cứu # của các nhà khoa học bạn có thể vào PUBmed(Thư viện y khoa Hoa Kỳ) ấn vào mục search và gõ tên các nhà khoa học

Ảnh: Đối tượng tham gia nghiên cứu Homocystein

  • Bối cảnh:Nghiên cứu từ 2002 đến 2005. Các nhà khoa học tiến hành đo Homocysteine và folate huyết thanh trong các mẫu máu từ phụ nữ mang thai và thu thập thông tin chi tiết về thai kỳ thông qua bảng câu hỏi và xem xét hồ sơ y tế (được các chuyên gia chỉ định).

Ảnh: Bảng câu hỏi và xem xét hồ sơ y tế

  • Kết quả: Trong số 2119 phụ nữ tham gia nghiên cứu. 103 người bị sảy thai. 115 người bị tăng huyết áp thai kỳ. 65 người bị tiền sản giật. Đối tượng có nồng độ Homocysteine tăng có nguy cơ mất thai [nguy cơ tương đối (RR) 2.1, 95% CI 1.2–3.6] hoặc tiền sản giật (RR 2.7, 95% CI 1.4–5.0) so với các đối tượng có nồng độ Homocysteine thấp hơn.
  • Kết luận: Việc phát hiện Homocysteine cao trong thai kỳ sớm là yếu tố nguy cơ gây sảy thai và tiền sản giật phù hợp với giả thuyết tăng Homocysteine dẫn đến bất thường của mạch máu nhau thai.

Để nhận tài liệu liên quan đến nghiên cứu bằng tiếng anh: Bạn vui lòng để lại emil phía dưới.


Triệu chứng của Homocysteine tăng cao

  • Bản thân Hyperhomocystein thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào ở người lớn, mặc dù nó có thể ở trẻ em. Các triệu chứng của người này khác và người kia khác. Thường thì các bác sĩ ở Việt Nam sẽ làm xét nghiệm cho bạn nếu cảm thấy bạn có các triệu chứng về thiếu vitamin.

Thiếu vitamin B-12

  1. Da nhợt nhạt
  2. Yếu cơ
  3. Mệt mỏi
  4. Cảm giác ngứa ran ở tay, cánh tay, chân hoặc bàn chân.
  5. Chóng mặt
  6. Lở miệng
  7. Thay đổi tâm trạng

Một bài viết cụ thể về “Hậu quả của thiếu hụt Vitamin B12” bạn có thể tham khảo

Thiếu Folate

  1. Mệt mỏi
  2. Lở miệng
  3. Sưng lưỡi
  4. Vấn đề tăng trưởng

Ngay cả các chuyên gia cũng thường nhầm giữa folate và acid folic. Vậy “Folate là gì. Sự khác nhau giữa folate và acid folic

Thiếu Máu

Các triệu chứng thiếu máu do thiếu vitamin chồng chéo với các thiếu hụt B-12 và folate, cũng gây ra các triệu chứng bổ sung:

  1. Mệt mỏi
  2. Yếu cơ và cử động không ổn định
  3. Da nhợt nhạt hoặc vàng
  4. Thay đổi tính cách
  5. Khó thở hoặc chóng mặt
  6. Nhịp tim không đều
  7. Tê hoặc ngứa ran ở tay và chân
  8. Rối loạn tâm thần hoặc quên
  9. Giảm cân

 

Ảnh: Tâm trạng cũng ảnh hưởng đến homocysteine


Nguyên nhân của Homocysteine tăng cao

  • Có rất nhiều yếu tố góp phần vào mức homocysteine cao. Nếu bạn bị thiếu vitamin B12, folate, thiếu máu cũng sẽ dẫn đến việc homocysteine tăng cao.

Các yếu tố khác khác bao gồm:

  1. Nồng độ hormone tuyến giáp thấp
  2. Bệnh vẩy nến
  3. Bệnh thận
  4. Một số loại thuốc
  5. Di truyền

Ở bài viết này chúng ta chỉ đi tìm hiểu nguyên nhân thứ 5 đó là:

Do gen di truyền gen MTHFR.

  • Những người có biến thể trong gen MTHFR, đặc biệt là biến thể C677T, có nhiều khả năng có mức homocysteine ​​cao. Và một số nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan giữa các biến thể gen MTHFR và tăng nguy cơ sảy thai.

Đây là bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về các 2 loại đột biến gen MTHFR C677T. 1298A

  • Theo như một số bác sĩ chia sẻ về việc kiểm tra các biến thể gen MTHFR như là một phần của công việc xét nghiệm sẩy thai tái phát.

Đây là lí do tại sao các bác sĩ coi việc xét nghiệm loại gen này là một phần công việc xét nghiệm sảy thai.

Ảnh: Chu trình chuyển hóa acid folic bị ảnh hưởng bởi gen MTHFR

Lưu ý nhỏ đối với người có gốc Châu Á đó là tỷ lệ bị nhiễm gen này khoảng 30-52%. Tức là cứ 10 người sẽ có từ 3-5 người bị đột biến loại gen. Xem “Tổng quan gen MTHFR” để biết cụ thể hơn về loại gen này.

  • Một số bác sĩ khác thì ưu tiên việc kiểm tra nồng độ homocysteine trước khi kiểm tra đến các yếu tố #.

Điều trị Homocysteine ​​tăng cao

Sau khi được bác sĩ chẩn đoán, bạn có thể phải thay đổi chế độ ăn uống để giảm mức homocysteine.

  • Nếu bạn bị thiếu vitamin. Bạn phải tăng cường vitamin B(Nhóm B) và folate(5-MTHF) bằng các viên uống bổ sung như Protake Care. Đặc biệt với phụ nữ mang thai cần lượng hồng cầu gấp đôi bình thường vì vậy việc bỏ sung folate qua rau, củ, quả sẽ không đáp ứng đủ.

Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể kê toa bổ sung vitamin hàng ngày.

  • Khi bạn bắt đầu điều trị, thông thường kiểm tra lại mức homocysteine trong vòng hai tháng. Nếu nồng độ homocysteine của bạn vẫn còn cao sau khi dùng các chất bổ sung này, bác sĩ có thể kê đơn thuốc có nồng độ axit folic và vitamin B với liều lượng cao.

Điều trị Homocysteine ​​tăng cao trong sẩy thai tái phát.

  • Không có khuyến nghị chính thức nào để kiểm tra mức homocysteine ​​ở phụ nữ bị sẩy thai tái phát và không có phác đồ điều trị được khuyến nghị phổ biến để xử lý nồng độ homocysteine ​​tăng ở những phụ nữ được phát hiện mắc chúng. Liệu phát hiệu quả nhất hiện nay đó là sử dụng 5-MTHF(folate)
  • Tuy nhiên. Một số bác sĩ đã thử nghiệm homocysteine ​​(hoặc biến thể gen MTHFR) ở phụ nữ bị sảy thai tái phát và đề nghị điều trị ngay cả khi không có khuyến nghị chính thức.

Khi bạn mắc đột biến gen MTHFR không cần quá lo lắng vì gen đó không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Gen này chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ trong quá trình mang thai vì làm giảm nồng độ của folate có trong máu khiến cơ thể sản sinh ít hồng cầu đi.

  • Một số bác sĩ có thể khuyên dùng liệu pháp chống đông máu. Chẳng hạn như heparin hoặc aspirin liều thấp, để ngăn ngừa cục máu đông hình thành trong thai kỳ. Nhưng vấn đề này ngày càng bị một số điều trị RCTs chứng minh là chưa hiệu quả.
  • Tại Việt Nam đang chia ra hai làn dư luận khi một bên các bác sĩ khuyên nên dùng, một bên khuyên không nên dùng. Hiện tại tranh cãi chưa đến hồi kết.