• “Folate là gì”. “Phân biệt giữa folate và axit folic” điều này khiến người dùng bối rối không biết đâu với là sự lựa chọn đúng đắn.
  • Các thuật ngữ folate và axit folic thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng đừng để bị lừa – chúng không giống nhau.
  • Folate là dạng vitamin B9 tự nhiên có trong thực phẩm. Trong khi axit folic là dạng tổng hợp được thêm vào để bổ sung và thực phẩm tăng cường hoặc vitamin.
  • Cấu trúc hóa học của folate và axit folic tương tự nhau, nhưng không giống nhau. Do đó, có những khác biệt trong cách chúng được cơ thể chúng ta xử lý và sử dụng.
  • Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về sự khác biệt về cấu trúc và chức năng giữa folate và axit folic và loại nào là lựa chọn bổ sung tốt hơn cho hầu hết mọi người.
  • Để phân biệt được rõ ràng về folate và axit folic ta cần tìm hiểu về nguồn gốc của chúng. Có 3 điềm cần chú ý:
  1. Vitamin B9
  2. Folate
  3. Axit folic

Vitamin B9 là gì

  • Vitamin B9 thuộc vitamin nhóm B. Vitamin B9 thì có liên quan gì đến axit folic và folate. Đó chỉ là cách mà chúng ta đặt tên cho nó. Hãy tưởng tượng Vitamin B9 như là thân cây còn axit folic và folate là nhánh cây thuộc thân cây đó.
  • Vitamin B9 là tên gọi chung của (axit folic và folate). Để bạn dễ hiểu thì tôi sẽ viết như này nhằm giúp bạn dễ phân biệt: Vitamin B9 (axit folic) & Vitamin B9 (folate).

 

Chức năng chính của Vitamin B9

  1. Tạo DNA
  2. Sửa chữa DNA
  3. Sản xuất hồng cầu
  • Vitamin B9 còn phục vụ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể bạn khác nữa. Nhưng điểm nổi bật nhất của Vitamin B9 nó đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tế bào và sự hình thành DNA.

 

Lưu ý về việc thiếu vitamin B9

  • Trong cơ thể chúng ta nếu hàm lượng Vitamin B9 thấp có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe cần chú ý:
  1. Homocysteine tăng cao. Nồng độ homocysteine cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, sảy thai.(Một bài viết rõ ràng vềHomocysteine cao và liên quan đến sảy thai, lưu thaidành cho bạn đọc quan tâm đến vấn đề tìm nguyên nhân sảy thai, lưu thai).
  2. Dị tật bẩm sinh trong quá trình mang thai. Nồng độ folate thấp ở phụ nữ mang thai có liên quan đến những bất thường khi sinh, chẳng hạn như “Dị tật ống thần kinh
  3. Nguy cơ ung thư. Mức folate kém cũng có liên quan đến nguy cơ ung thư gia tăng theo kết luận của Thư Viện Y khoa Hoa Kỳ ( Nguồn).

Nồng độ folate : Ở đây được hiểu là chỉ số quy chuẩn khi xét nghiệm máu. Tức là nồng độ folate có trong máu khi được làm xét nghiệm máu.

 

Kết luận

  • Vì những lý do này, việc bổ sung vitamin B9 phải được phổ biến. Vậy nên tại các quốc gia như: Mỹ,Canada và Châu Âu nhằm tăng cường thực phẩm với chất dinh dưỡng này cụ thể ở đây là Vitamin B9. Trong các sản phẩm như bánh mỳ, ngũ cốc… bắt buộc phải có vitamin b9 như một sản phẩm thiết yếu, có một số sản phẩm sẽ ghi là axit folic đều được.

Ảnh: Ngũ cốc tại MỸ buộc phải có axit folic


Folate: Dạng tự nhiên của Vitamin B9

Nhắc tới folate tôi lại nhớ. Bạn Trang địa chỉ tại Nam Định gửi câu hỏi có tiêu đề là “Thuốc Folate”. Chúng ta dường như đang bị nhầm bởi các định nghĩa. Hai từ “Thuốc folate” có lẽ bạn đang muốn tìm kiếm thông tin folate từ vitamin. Hãy tìm hiểu các thông tin phía dưới để làm rõ vấn đề hơn.

  • Folate là dạng Vitamin B9 tự nhiên. Hay còn gọi theo cách ở trên đó là : Vitamin B9 (folate). Tên của nó có nguồn gốc từ tiếng Latin folium, có nghĩa là lá.
  • Đôi khi, các nhà nghiên cứu sử dụng thuật ngữ folate để chỉ tất cả các dạng vitamin B9 (bao gồm cả axit folic). Nhưng thực chất chúng có 2 dạng
  1. Folate từ rau, củ, quả
  2. Folate từ Vitamin

Cả hai dạng này đều được gọi là Folate.

Folate từ rau, củ, quả

  • Trên thực tế rau, củ, quả là một trong những nguồn folate tự nhiên tốt nhất trong chế độ ăn uống.
  • Ăn nhiều loại thực phẩm chứa nhiều folate lành mạnh, chẳng hạn như trái cây, rau, quả hạch và hạt, cũng như thực phẩm tăng cường, là một cách dễ dàng để tăng lượng folate của bạn.

Lưu ý: Đặc biệt quan trọng với phụ nữ đang mang thai đó là lượng folate từ rau, củ, quả sẽ không cung cấp đủ cho cơ thể sử dụng. Lúc mang thai người phụ cần gấp đôi lượng hồng cầu cần thiết để sản sinh mau đi nuôi thai nhi. Vì vậy với phụ nữ mang thai việc bổ sung folate từ Vitamin là điều cần thiết. Và điều đó còn giúp ngăn chặn trẻ bị “Khuyết tật ống thần kinh(NTDs)”

Ảnh: Hàm lượng folate của rau, củ, quả ở thực vật

Folate từ Vitamin

  • Dạng hoạt động của Vitamin B9 là một folate được gọi là axit levome folic hoặc 5-methyltetrahydrofolate (viết tắt là 5-MTHF).
  • Có một điều đa số các cá nhân, hoặc các chuyên gia đều chưa biết đó là:
  • Trong hệ thống tiêu hóa của bạn. Dù là folate hay axit folic chúng ta bổ sung bằng chế độ ăn, Vitamin đều được chuyển đổi thành 5-MTHF trước khi đi vào máu của bạn.
  • Để tôi lấy một ví dụ để bạn dễ hình dung: Việc này giống như chúng ta ăn cơm, chúng ta ăn tinh bột. Nhưng sau quá trình chuyển hóa tinh bột đó chúng được phân hủy thành Glucozo. Tương tự, cả folate và axit folic sau quá trình chuyển hóa thành 5-MTHF. Hãy nhớ 5-MTHF là chất mà cơ thể sử dụng chứ không phải folate hay axit folic.

 

Thuốc bổ sung Folate

  • Có khá nhiều loại bổ sung folate trên thị trường hiện nay. Nhưng lời khuyên dành cho bạn hãy sử dụng những sản phẩm được bán tại Cty nhập khẩu & phân phối thuốc, nhà thuốc uy tín. Không nên mua những sản phẩm sách tay vì ta khó biết được nguồn gốc của sản phẩm, Vì hiện nay chất lượng hàng giả ngày càng tinh vi.
  • Bạn đang cần tìm hiểu về sản phẩm có chứa 5-MTHF được phân phối bởi một công ty dược không phải là những hàng xách tay không kiểm soát được chất lượng. Protake Care chính là sản phẩm mà bạn đang cần tìm. Sản phẩm được nhập khẩu tại MỸ. Sản xuất bởi tập đoàn dược ARNET (Thành lập 1972).

Protake Care – Protect Baby, Healthy mom.

Kết luận

  • Folate là dạng Vitamin B9 tự nhiên. Trước khi vào máu, hệ thống tiêu hóa của bạn chuyển đổi nó thành dạng hoạt tính sinh học với tên gọi khoa học là 5-methyltetrahydrofolate (viết tắt 5-MTHF). Phụ nữ có thai nên bổ sung thêm folate từ Vitamin để cung cấp hồng cầu và tránh dị tật ống thần kinh đối với trẻ nhỏ.

Ảnh: Dù bạn sử dụng folate, axit folic đều được chuyển hóa thành 5-MTHF


Axit folic: Dạng tổng hợp

Bạn có thắc mắc tại sao một số cá nhân hay gọi hoặc viết “Acid folic”, đôi khi lại thấy là “Axit folic” một bật mí nho nhỏ dành cho bạn: Cả 2 đều đúng (axit folic bắt nguồn từ tiếng Pháp) còn (acid folic bắt nguồn từ tiếng Anh)

  • Axit folic là một dạng tổng hợp của Vitamin B9, còn được gọi là Axit pteroylmonoglutamic. Theo như cách gọi dễ hiểu mà ta quy ước ở trên thì sẽ là Vitamin B9 (axit folic)”
  • Axit folic được sử dụng trong các chất bổ sung và thêm vào các sản phẩm thực phẩm chế biến, chẳng hạn như bột và ngũ cốc ăn sáng (Xem ảnh phía dưới)
  • Không giống như folate, không phải tất cả các axit folic sử dụng đều được chuyển đổi thành dạng 5-methyltetrahydrofolate (5-MTHF) – trong hệ thống tiêu hóa của bạn. Thay vào đó, nó cần phải được chuyển đổi trong gan hoặc các mô khác.(Có hai bài viết này bằng tiếng anh trên PubMed 1,2. Bạn có thể tham khảo thêm.)

Ảnh: Thực phẩm tại MỸ buộc phải có axit folic

Quá trình chuyển hóa của axit folic

  • Quá trình này là chậm và không hiệu quả ở một số người. Đặc biệt với những đối tượng mang gen MTHFR
  • Sau khi cơ thể bổ sung axit folic, cần có thời gian để cơ thể bạn chuyển đổi tất cả thành 5-methyltetrahydrofolate (5-MTHF). Chứng minh khoa học về vấn đề này của Thư Viên Y Khoa Hoa Kỳ 1.2.3
  • Ngay cả một liều nhỏ, chẳng hạn 200 – 400 mcg/ ngày. Có thể không được chuyển hóa hoàn toàn cho đến khi dùng liều tiếp theo. Vấn đề này có thể trở nên tồi tệ hơn đối với bạn khi thực phẩm tăng cường được ăn cùng với các chất bổ sung axit folic.
  • Do đó, axit folic không được chuyển hóa thường được phát hiện trong dòng máu của mọi người, ngay cả ở trạng thái nhịn ăn (Báo cáo). Đây là một nguyên nhân gây lo ngại, vì nồng độ axit folic không được chuyển hóa cao có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe. Một bài viết khá cụ thể về Axit folic những nguy cơ khi sử dụng và giải pháp giúp bạn hiểu rõ vấn đề này.

Kết luận

  • Axit folic là một dạng tổng hợp của vitamin B9 không phải dạng tự nhiên. Cơ thể của bạn rất khó để chuyển đổi từ folic thành 5-methyltetrahydrofolate (5-MTHF), vì vậy axit folic không được chuyển hóa có thể tích tụ trong máu của bạn. Đặc biệt với những đối tượng mang gen MTHFR.

Axit folic không chuyển hóa có hại không

Một số nghiên cứu được thực hiện tại MỸ chỉ ra rằng nồng độ axit folic không được chuyển hóa lâu dài có thể có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bao gồm:

  • Tăng nguy cơ ung thư: Nồng độ axit folic không được chuyển hóa cao có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, không có bằng chứng chính xác, chứng minh rằng axit folic không được chuyển hóa đóng vai trò trực tiếp ( Đọc các nghiên cứu 1. 2 .3). Điều này được hiểu những bệnh nhân bị ung thư như trong báo cáo khi được các nhà khoa học xét nghiệm đều có phát hiện có axit folic chưa được chuyển hóa trong máu. Cái đó được gọi là “Nguy cơ” chưa tìm được chứng cứ rõ ràng.
  • Thiếu B12 không bị phát hiện: Trong số những người cao tuổi. Nồng độ axit folic cao có thể che giấu sự thiếu hụt vitamin B12. Thiếu vitamin B12 không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và làm suy giảm chức năng thần kinh.
  • Ngay cả một liều nhỏ 400 mcg hàng ngày cũng có thể khiến axit folic không được chuyển hóa tích tụ trong máu của bạn (Nguồn).

So sánh và phân biệt qua chuyển hóa

Sự khác biệt lớn nhất giữa folate và axit folic đến từ “Chuyển hóa một carbon” (xem ảnh phía dưới)


Ảnh: Chuyển hóa một carbon

  • Qua việc nghiên cứu và xem xét “Chuyển hóa một carbon” có thể cho chúng ta thấy việc sử dụng axit folic rõ ràng không được tốt bằng folate. Ảnh phía dưới là tóm tắt những gì chúng ta tổng hợp phía trên

Ảnh: Folate và axit folic: So sánh và phân biệt qua chuyển hóa

Kết luận

  • Vitamin B9 là một chất dinh dưỡng quan trọng cho chuyển hóa một carbon, tổng hợp DNA và chuyển hóa axit amin.
  • Thiếu hụt có thể dẫn đến thiếu máu megaloblastic và có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư và các bệnh khác.
  • Có hai dạng vitamin B9 chính: folate (dạng tự nhiên) và axit folic (dạng tổng hợp).
  • Cả hai phải được chuyển đổi thành dạng hoạt động, L-5-MTHF, để cơ thể sử dụng. Nhưng axit folic đòi hỏi nhiều chuyển đổi hơn và do đó cơ thể có thể khó sử dụng hơn.
  • Nếu tiêu thụ quá nhiều, axit folic dư thừa có thể tích tụ trong máu và có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe.
  • Ngoài ra, một số người cũng có đột biến gen làm suy yếu enzyme MTHFR. Khiến việc kích hoạt axit folic trở nên khó khăn hơn.
  • Vì những lý do này, tốt nhất là tiêu thụ folate từ thực phẩm hoặc thông qua các chất bổ sung có chứa L-5-MTHF, thay vì axit folic.
  • Tại Việt Nam hiện tại sản phẩm Protake Care có chứa hoạt chất 5-MTHF được nhập khẩu bởi cty TNHH dược phẩm POLY PHARM. Hứa hẹn sẽ là giải pháp mới cho người dùng tại Việt Nam.
  • Khách hàng đặt hàng vui lòng gọi đến Hotline: 0969 741 866 hoặc chat với Dược sĩ để được tư vấn.

Ảnh : Protake Care với hoạt chất 5-MTHF dạng folate tự nhiên