• 5-MTHF một cái tên mới. Một sản phẩm mới của nền y học hiện đại dành cho những phụ nữ mang thai. Tại Việt Nam các mom đều quen gọi dưới cái tên như: “Thuốc Folate“, “Thuốc tetrafolic”, “L-Methylfolate”, “Quatrefolic”…Còn khá nhiều tên gọi nữa nhưng chúng đều được gọi là 5-MTHF (Tên khoa học là 5-methyltetrahydrofolate)
  • Trong các thử nghiệm lâm sàng gần đây. 5-MTHF đã được biết đến như một sự thay thế phổ biến cho acid folic.
  • Bài viết sẽ trả lời cho bạn về các vấn đề: “5-MTHF là gì ?“, “Sử dụng 5-MTHF tốt hơn axit folic ở đâu ?“, “Tại sao 5-MTHF lại tốt hơn axit folic“…

Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về 5-MTHF.


5-MTHF là gì?

  • 5-MTHF là dạng hoạt tính sinh học của vitamin B9 hay còn được gọi là folate . Do đó, 5-MTHF có cấu trúc hoàn toàn có thể hấp thu trong cơ thể người. 5-MTHF là dạng mạng cơ thể sử dụng. Để dễ tưởng tượng tôi lấy ví dụ: điều này giống như khi chúng ta ăn cơm, chất chúng ta hấp thụ và đưa vào sử dụng trong cơ thể là glucozo chứ không phải tinh bột.
  • Điều thứ 2 cần lưu ý đó là axit folic mà chúng ta thường sử dụng ở dạng viên uống vitamin tổng hợp khi cơ thể hấp thụ là 5-MTHF chứ không phải axit folic như mọi người nhầm tưởng. Bạn có thể xem ảnh chu trình xử lí của axit folic để rõ hơn.

 

Tên gọi khác của 5-MTHF

Ở Việt Nam mọi người thường bị nhầm tên gọi. Một số bạn nhắc đến “Folate”, “Tetrafolic”, “L-Methylfolate”, “Quatrefolic” nhưng chưa hề biết chúng chính là 5-MTHF. Chúng có khá nhiều tên gọi khác và liệt kê các tên gọi sau đây:

  1. Methylfolate
  2. L-Methylfolate
  3. Metafolin và Deplin
  4. 5-MTHF và L-5-MTHF
  5. Levomefolic acid
  6. 5-methyltetrahydrofolate
  7. Tetrafolic
  8. (6S)-5-methyltetrahydrofolate hay Quatrefolic.

Ảnh: Dạng cấu trúc của 5-MTHF

  • Các ký tự chữ cái (6S. L-) hoặc số trước tên đề cập đến cấu trúc không gian của hợp chất đó.
  • Tất cả những gì bạn cần biết là L- và 6 (S) – biểu thị L-Methylfolate có hoạt tính sinh học (hữu ích cho cơ thể). D- và 6 (R) – biểu thị L-Methylfolate không hoạt tính sinh học (không hữu ích cho cơ thể).

Lưu ý: Chính vì việc biểu thị (hữu ích cho cơ thể) và (không hữu ích cho cơ thể). Một số sản phẩm chỉ liệt kê Methylfolate hoặc 5-MTHF , mà không ghi chú rõ nó chứa dạng cấu trúc nào. Nếu nhãn không ghi L-Methylfolate, Metafolin hoặc Quatrefolic thì hoạt chất đó rất có thể không phải là dạng hoạt tính sinh học tức là dạng (hữu ích cho cơ thể). Hãy chú ý vào thành phần khi mua chúng.


5-MTHF, Axit folic và Folate Là Gì?

  • Tại sao chúng ta lại cần sử dụng 5-MTHF mà không sử dụng axit folic, như một số lời khuyên trên mạng. Để làm rõ vấn đề này bạn cần hiểu được sự khác biệt về “5-MTHF, Axit folic và Folate”.
  • Mặc dù chúng có tên khá giống nhau nhưng các dạng này cũng có ảnh hưởng khác nhau lên cơ thể bạn. Dưới đây là những thông tin cơ bản giúp bạn phân biệt được 3 hoạt chất này.
  • Một số dạng khác của vitamin B9 bạn nên biết là axit folic và folate. Đây là những hoạt chất chúng ta hấp thu qua ăn uống hàng ngày. Mặc dù L-methylfolate cũng được tìm thấy trong một số thực phẩm tự nhiên có hàm lượng folate cao.

Ảnh: L-methylfolate dạng cơ thể sử dụng sau cùng

Folate

  • Folate được gọi là dạng tự nhiên của vitamin B9.  Folate cũng được tìm thấy trong rau, củ, quả

Bài viết về Folate là gì. Sự khác nhau giữa folate và axit folic sẽ giúp bạn sáng tỏ hơn điều này

 

Axit folic

  • Axit folic là dạng bổ sung tổng hợp của Vitamin B9. Thường là chỉ định đầu tay cho tình trạng thiếu folate và các bệnh lý liên quan. Như homocystein mức cao hay dị tật ống thần kinh ở trẻ.
  • Việc bổ sung bắt buộc axit folic vào một số thực phẩm hiện nay là bắt buộc ở Úc, Mỹ, Canada và một số quốc gia khác tại Châu Âu đã chứng minh tầm quan trọng của việc này.

Điều đó là nguy hại cho việc hình thành thói quen hiện tại. Đó là khi có thai hoặc cần bổ sung vitamin là người ta nghĩ ngay đến axit folic, mà họ không hề biết về Sử dụng axit folic gặp nhiều nguy cơdẫn đến tăng nguy cơ ung thư, sảy thai và dị tật ống thần kinh qua những nghiên cứu khoa học.

 

5-MTHF

  • Chính vì những nguy cơ và axit folic mang lại đặc biệt đối với người mắc gen MTHFR. Các nhà khoa học đã tiến tới việc đưa 5-MTHF vào thực tế.
  • 5-MTHF hoạt tính sinh học của folate được đưa ra sử dụng những năm gần đây và được chứng minh lâm sàng trước các trường hợp bệnh nhân IVF, IUI và chống lại dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Xem nghiên cứu về các trường hợp sảy thai, lưu thai, IVF, IUI có con nhờ sử dụng 5-MTHF.

Một Case cụ thể “Đột biến đồng hợp tử được điều trị bằng 5-MTHF

Kết luận

Bất kỳ axit folic nào chúng ta ăn vào đều phải được chuyển hóa (chuyển đổi) thành Dihydrofolate (DHF), Tetrahydrofolate (THF), và cuối cùng thành L-methyl folate (5-MTHF) để được sử dụng trong cơ thể. Khi ở dạng này (5-MTHF), nó có thể được vận chuyển vào các tế bào, mô và thậm chí qua hàng rào máu não.

Ảnh: Quy trình chuyển hóa của 5-MTHF


Đột biến gen MTHFR (C677T và A1298C)

  • Một số vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng axit folic khi chuyển hóa. Điều này xuất hiện ở những người có vấn đề về enzyme MTHFR. Các đối tượng này không có khả năng hoàn thành bước chuyển hóa cuối cùng để chuyển axit folic thành dạng hoạt động L- Methylfolate (5-MTHF)

Hai dạng đột biến gen C677T và A1298C là gì bạn hãy đọc bài viết để hiểu chi tiết hơn.

Ảnh: Quy trình chuyển hóa axit folic thành 5-MTHF

  • Bước chuyển hóa cuối cần Vitamin B2 và MTHFR để chuyển đổi 5,10 methylene-THF thành L-methyl folate (Chú ý đến chữ STOP màu đỏ). Biến đổi MTHFR làm cho axit folic có thể không hấp thu được, bên cạnh đó còn có khả năng gây hại khi sử dụng lâu dài như nghiên cứu phía trên.
  • Những nguy cơ cho những người bị đột biến gen MTHFR: Sảy thai, lưu thai, dị tật ống thần kinh cho trẻ do enzyme MTHFR làm cơ thể không hấp thu được axit folic, tồn đọng axit folic trong cơ thể.

Những nguy cơ nào đối với phụ nữ mang thai khi mắc gen này bạn có thể tham khảo bài viết Đột biến gen MTHFR. Nguy cơ sảy thai cho phụ nữ

Tóm tắt: Bất kỳ axit folic hoặc folate nào chúng ta ăn vào đều phải được chuyển đổi thành dạng hoạt động của nó (L- Methylfolate) để có ích. Tuy nhiên, vấn đề sẽ xảy ra nếu bạn không thể thực hiện chuyển đổi này một cách hiệu quả. Đặc biệt với người có đột biến MTHFR.


Lợi ích của 5-MTHF

  • Bổ sung L- Methylfolate giúp bạn bỏ qua toàn bộ chu trình chuyển hóa axit folic, đặc biệt là tin tốt nếu bạn bị đột biến gen MTHFR.

Điều này giống như bạn nhận được một bữa ăn đã nấu thay vì phải nhận tất cả các thành phần thô.

Việc đột biến MTHFR tương đương với việc không có nồi và chảo để nấu ăn.

  • Các nghiên cứu cho thấy bổ sung 5-MTHF có hiệu quả tương đương (thậm chí là nhiều hơn) so với axit folic để tăng folate lưu hành ở những người có đột biến MTHFR. Nó cũng có hiệu quả cao trong việc giảm mức homocysteine ở người khỏe mạnh. Nó cũng được hấp thụ tốt hơn và tương tác với ít thuốc hơn axit folic.
  • Điều này có ý nghĩa là khi ta bị đột biến gen MTHFR thì ta có thể sử dụng luôn dạng hoạt tính sinh học của axit folic đó là 5-MTHF
  • Xu hướng sử dụng 5-MTHF thay thế cho axit folic tại các nước như Mỹ, Canada và Châu âu sẽ dần thay thế cho axit folic vì chúng an toàn đối với tất cả đối tượng sử dụng.

Tóm tắt: Nghiên cứu cho thấy 5-MTHF cũng hiệu quả như axit folic (thậm chí là nhiều hơn). Ngoài ra cũng có khả năng được hấp thụ và dung nạp tốt hơn cho cơ thể. Năm 2019 nhu cầu về vitamin có chứa 5-MTHF đang dần thay thế cho axit folic.


Lợi ích của 5-MTHF khi mang thai.

  • Axit folic dạng hoạt động có khả năng bảo vệ chống lại các khuyết tật ống thần kinh .

Lợi ích của 5-MTHF mang lại khi mang thai bạn cần có thế tìm hiểu rõ khi đọc bài viết dị tật ống thần kinh ở trẻ nhỏ. Bài viết được đăng tại tạp chí Nature và Pubmed

  • Đó lý do tại sao tất cả các tổ chức y tế trong nước và quốc tế ủng hộ việc bổ sung axit folic trước và trong giai đoạn đầu của quá trình mang thai. Các nếp gấp thần kinh bắt đầu tăng lên 19 ngày sau khi thụ thai. Sự hợp nhất của ngọn của chúng bắt đầu trong khoảng từ 21 đến 22 ngày. Tức là khi chúng ta biết mang thai thì quá trình đó đã hoàn thành vì vậy ta phải sử dụng trước.
  • Đối với những người không chuyển hóa tốt axit folic, bổ sung L-Methylfolate là lựa chọn thay thế rõ ràng khi mang thai. Đặc biệt là nếu bạn có một trong hai dạng đột biến C677T hoặc A1298C. Nhưng tại Việt Nam người mang thai ít khi đi xét nghiệm gen nên để an toàn nhất bạn sử dụng 5-MTHF luôn là điều được các chuyên gia khuyến cáo.

Ảnh: Mẹ và Con


5-MTHF và vấn đề sảy thai

  • Tìm hiểu về nguyên nhân sảy thai vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu mở. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa đột biến MTHFR và nguy cơ sảy thai gia tăng, ít nhất là đối với những người châu Á.
  • Không phải tất cả các nghiên cứu có thể tìm, chứng minh được. Vì vậy chúng tôi không thể kết luận liệu điều đó có đúng chính xác hay không. Tuy vậy, việc xem xét vai trò quan trọng của folate trong sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, và đảm bảo đầy đủ lượng L- Methylfolate nên là ưu tiên hàng đầu của bạn.

 

Tóm tắt:

  • Bổ sung L-Methylfolate trong khi mang thai là sự thay thế rõ ràng cho những người nghi ngờ có vấn đề về chuyển hóa axit folic.

Sử dụng 5-MTHF tốt hơn axit folic

  • Tại sao sử dụng 5-MTHF lại tốt hơn sử dụng axt folic. Vì Bất kỳ axit folic nào chúng ta ăn vào đều phải được chuyển hóa (chuyển đổi) thành Dihydrofolate (DHF), Tetrahydrofolate (THF), và cuối cùng thành L-methylfolate (5-MTHF) để được sử dụng trong cơ thể. Khi ở dạng này (5-MTHF). Nó có thể được vận chuyển vào các tế bào, mô và thậm chí qua hàng rào máu não.
  • 5-MTHF ở cuối chu trình hấp thụ. Vậy tại sao chúng ta không sử dụng luôn 5-MTHF.
  • Việc sử dụng 5-MTHF còn tránh được cho những người bị đột biến gen MTHFR. Bạn có chắc mình bị đột biến gen MTHFR không khi chưa đi xét nghiệm đột biến gen.
  • Tỉ lệ ở là 30-50% (Tức là cứ 10 người thì có 3-5 người bị đột biến gen MTHFR) và còn tùy vào điều kiện sống. Ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể nhưng tỷ lệ đó tôi nghĩ sẽ còn cao hơn các nước như Mỹ, Canada.
  • Đó là lí do tại sao bạn nên sử dụng 5-MTHF hơn là sử dụng axit folic. Các nhà khoa học dự đoán 5-MTHF sẽ là hoạt chất thay thế của axit folic những năm tới.

Ảnh: Xét nghiệm đột biến gen MTHFR ở dạng 677CT


Tăng hiệu quả IVF, IUI với việc sử dụng 5-MTHF

  • Để chứng minh cho sự hiệu quả của 5-MTHF trong việc các bà mẹ đang làm IVF,IUI (công nghệ hỗ trợ sinh sản) chúng ta cần đi vào cụ thể một vài nghiên cứu phía dưới.

 

Nghiên cứu

Nghiên cứu trên 30 cặp vợ chồng có vấn đề về khả năng sinh sản kéo dài ít nhất 4 năm: mất thai tái phát, suy buồng trứng sớm hoặc các thông số tinh trùng bất thường, với 2/3 trong số họ đã thất bại trong các công nghệ sinh sản hỗ trợ (Assited Reproductive Technology – ART).

Đối với tất cả các cặp vợ chồng, ít nhất vợ hoặc chồng là người mang một trong hai đồng dạng MTHFR. Hầu hết phụ nữ đã được điều trị bằng axit folic liều cao (5 mg/ngày) nhưng không thành công. Và đươc chuyển sang 5-MTHF.

 

Kết quả

Trong 33 cặp vợ chồng đầu tiên, 1 cặp không được theo dõi và 2 cặp khác hiện vẫn đang trong quá điều trị. Không quan sát thấy bất kì tác dụng phụ nào.

Mười ba cặp thụ thai tự nhiên, phần còn lại cần hỗ trợ ART để có thai. Cho đến nay chỉ có ba cặp vợ chồng không thành công. Với tỉ lệ 90%.


Tác dụng phụ của 5-MTHF

  • Vì là chất có thể tan trong nước nên sử dụng 5-MTHF chưa tìm thấy tác dụng phụ

Liều dùng và sản phẩm 5-MTHF

  • Folate chỉ định kê đơn liều 7 mg và 15 mg là rất cao. Trừ khi được bác sĩ khuyên dùng, đối với đột biến MTHFR. Bạn có thể bắt đầu ở mức dưới 1 mg (1000 mcg) và sau đó đánh giá lại. Mức 500 mcg (0,5 mg) hoặc ít hơn dường như là điểm khởi đầu an toàn nhất. Điểm khởi đầu 800 mcg L-Methylfolate kết hợp với 1mg vitamin B12 mỗi viên cũng là điểm khởi đầu lý tưởng cho bạn.

Có khá nhiều câu hỏi như: “Nên sử dụng loại nào hợp lí” , “Thành phần có trong mỗi loại có ý nghĩa như thế nào”, “Người bị Throbophilia nên dùng loại nào”, “Đang thực hiện IVF,IUI dùng loại gì”

  • Để nhận được câu trả lời chính xác và hiểu hơn về 5-MTHF. Bạn vui lòng gọi Hotline hoặc chat fanpage Protake Care để được hỗ trợ.
  • L-Methylfolate cũng có sẵn trong 1 số thực phẩm tự nhiên. Nhưng bạn sẽ không thể nạp đủ lượng folate cần vào cơ thể vì tỉ lệ tự nhiên trong thức ăn quá ít.

Ảnh: Sản phẩm Protake Care(5-MTHF) được nhập khẩu tại MỸ

Tóm tắt

  • Việc sự dụng 5-MTHF đã được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phê duyệt nên bạn hoàn toàn yên tâm. Về liều dùng hay nên sử dụng cụ thể cho từng loại đối tượng mang bầu, người làm ivf…là khác nhau. Bạn vui lòng trao đổi với bác sĩ và dược sĩ để được tư vấn cụ thể.
  • Cty dược POLY PHARM hiện đang phân phối độc quyền sản phẩm Protake Care với hoạt chất 5-MTHF.
  • Sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua Hotline: 0969. 741. 866 để được bộ phận dược sĩ giải đáp.

Kết Luận

  • Qua bài viết vừa rồi chúng ta hiểu được đó là 5-MTHF là dạng mà cơ thể chúng ta sử dụng chứ không phải axit folic. Nó tượng tự khi cơ thể chúng ta ăn cơm chất hấp thụ không phải là tinh bột mà là được glucozo.
  • Điều cần lưu ý đó là: Tỉ lệ đột biến gen MTHFR là 30-52% số người bị đột biến gen MTHFR (cứ 10 người sẽ có 3-5 người bị đột biến gen này). Các nguy cơ thì bạn xem ở phần phía trên.
  • Vì vậy các nhà khoa học khuyến cáo kể cả phụ nữ không mang gen này nên sử dụng trực tiếp 5-MTHF. “Sử dụng 5-MTHF tốt hơn axit folic” dành cho mọi đối tượng.
  • Tại Mỹ 5-MTHF sẽ được dự báo là chất thay thế cho axit folic trong tương lai.