• Khi bạn gặp một bà bầu tại Việt Nam và hỏi họ “Chị ơi lúc mang bầu nên uống thuốc bổ gì, trong đó kiểu gì cũng có axit folic. Họ còn nói rành mạch cho bạn biết về công dụng của axit folic như thế nào nữa.” Qua việc này chúng ta đều thấy việc các bà mẹ Việt rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe thai kì.
  • Nhưng ít khi các bà mẹ biết rằng sử dụng axit folic sẽ gây ra tình trạng “Axit folic dư thừa thời kỳ mang thai“. Axit folic không được chuyển hóa, điều này có những ảnh hưởng, tác dụng phụ gì đến các bà mẹ.

 

Lưu ý : Tất cả các tài liệu tham khảo được xuất bản hỗ trợ bài viết của tôi ở bên dưới – ở cuối bài viết này.


Tác dụng phụ của axit folic với cơ thể

  • Axit folic là dạng tổng hợp của vitamin B9. Một loại vitamin B có vai trò quan trọng trong sự hình thành tế bào và DNA. Nó cực kỳ quan trọng, đặc biệt với phụ nữ mang thai. Vì vậy từ những năm 1998 chính phũ Mỹ, Canada và một số nước tại Châu Âu đã đưa axit folic là một chất bắt buộc vào thực phẩm như: Ngũ cốc, bánh mỹ…
  • Lượng axit folic sử dụng hàng ngày theo khuyến cáo của RDI này là 400 mcg đối với hầu hết người lớn. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên nhận được 600 và 500 mcg/ ngày.

Ảnh:Lượng axit folic sử dụng được khuyến cáo

=> Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về Axit folic qua bài viết “Axit Folic. Mọi thứ bạn cần biết về Axit Folic

  • Theo WebMD (một tạp chí nổi tiếng về thông tin ý tế), tác dụng của axit folic là:
tác dụng của axit folic- Webmd

Ảnh: Tác dụng của axit folic- Webmd

  • Nhưng đây không phải là tác dụng phụ của axit folic mà tôi muốn chia sẻ với bạn. Tôi muốn thông báo cho bạn về tác dụng phụ ‘ẩn’ hoặc ‘chưa được khám phá’ của axit folic chưa được tìm thấy trước kia. Và hiện nay đã được khám phá bằng nhưng công trình nghiên cứu khoa học.

Axit folic dư thừa phát triển như thế nào

  • Để biết được lượng axit folic tồn trọng trong cơ thể, điều đầu tiên ta cần biết là nó hoạt động như thế nào. Bạn có thể hình việc chuyển hóa axit folic trong cơ thể qua hình ảnh dưới đây.

Ảnh: Chu trình chuyển hóa của axit folic

Điều này có liên đến 5-MTHF (Viết đầy đủ là 5-Methyltetrahydrofolate ). Nếu bạn chưa biết gì về 5-MTHF hãy đọc bài viết “5-MTHF là gì

  • Cơ thể hấp thụ folate và axit folic theo những cách hơi khác nhau.

Ví dụ. Hầu hết tất cả folate bạn ăn từ thực phẩm, vitamin dạng hoặc tính sinh học. Chúng đều bị phá vỡ và chuyển thành dạng hoạt động của nó trong ruột trước khi được hấp thụ vào máu của bạn. Đó là 5-MTHF.

  • Ngược lại, một tỷ lệ nhỏ nhiều axit folic bạn nhận được từ thực phẩm tăng cường (Bánh mỹ, ngũ cốc có chứa axit folic) hoặc vitamin bổ sung (dạng viên uống) được chuyển thành dạng hoạt động của nó trong ruột của bạn (5-MTHF). Điều này ta nhận thấy axit folic khó hấp thụ hơn Folate.
  • Phần còn lại quá trình của axit folic cần có sự giúp đỡ của gan và các mô khác để được chuyển đổi thông qua một quy trình chậm và hiệu quả.
  • Do đó, bổ sung axit folic hoặc thực phẩm tăng cường có thể khiến axit folic không được chuyển hóa ( gọi tắt là UMFA) tích tụ trong máu của bạn – điều không xảy ra khi bạn ăn thực phẩm có nhiều folate hoặc sử dụng vitamin.
    • Đọc thêm các nghiên cứ từ Pubmed về vấn đề này: 1. 2.

4 tác dụng phụ tiềm ẩn axit folic.

    1. Che giấu sự thiếu hụt vitamin B12.
    2. Suy giảm tinh thần.
    3. Chậm sự phát triển não bộ ở trẻ em.
    4. Tăng khả năng ung thư.

Che giấu sự thiếu hụt vitamin B12

  • Cơ thể bạn sử dụng vitamin B12 để tạo ra các tế bào hồng cầu và giữ cho tim, não và hệ thần kinh của bạn hoạt động tối ưu nhất.
  • Khi không được nhận được đủ, sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này có thể làm giảm khả năng hoạt động bình thường của não và dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Đáng ngại là quá trình này không thể đảo ngược, khiến chẩn đoán bị thiếu vitamin B12 đặc biệt đáng lo ngại. Đó là nghiên cứu này là tổng quan báo cáo do NIH thực hiện (Cập nhật: ngày 19 tháng 2 năm 2020).

Ảnh:Tên các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu

  • Cơ thể của bạn sử dụng folate và vitamin B12 rất giống nhau. Có nghĩa là sự thiếu hụt một trong hai có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự.
  • Một số bằng chứng cho thấy bổ sung axit folic có thể che giấu chứng thiếu máu megaloblastic do vitamin-B12. có thể gây ra tình trạng thiếu vitamin B12 tiềm ẩn mà không bị phát hiện.

 

Lưu ý

      • Do đó, những người gặp phải các triệu chứng như  cơ thể yếu đuối, mệt mỏi, khó tập trung và khó thở cần được kiểm tra với việc thiếu vitamin B12. Điều này cần thiết bởi vì sự thiếu hụt vitamin-B12 có thể làm giảm khả năng hoạt động bình thường của não và dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Đáng ngại là quá trình này không thể đảo ngược.
      • Lượng axit folic cao có thể che giấu sự thiếu hụt vitamin B12. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương não và hệ thần kinh nếu cơ thể thiếu cả hai. Vì cơ thể bạn sử dụng folate và B12 giống nhau nên rất khó phát hiện.

Suy giảm tinh thần

  • Lượng axit folic dư thừa có thể làm tăng tốc độ suy giảm tinh thần liên quan đến tuổi tác, đặc biệt ở những người có lượng vitamin B12 thấp.

Một nghiên cứu ở những người khỏe mạnh trên 60 tuổi liên quan đến mức folate cao với sự suy giảm tinh thần ở những người có mức vitamin B12 thấp. Nghiên cứu không thực hiện ở những người có mức B12 bình thường.

 

  • Một nghiên cứu khác cho thấy những người có lượng folate cao. Nhưng lượng vitamin B12 thấp có thể cao gấp 3,5 lần so với việc mất chức năng não so với những người có thông số máu bình thường.
  • Các tác giả nghiên cứu cảnh báo rằng bổ sung axit folic có thể gây bất lợi cho sức khỏe tâm thần ở người cao tuổi có nồng độ vitamin B12 thấp.

 

Tóm tắt

  • Việc dư thừa axit folic có thể đẩy nhanh sự suy giảm tinh thần liên quan đến tuổi tác, đặc biệt ở những người có lượng vitamin B12 thấp. Tuy nhiên, nghiên cứu thêm là cần thiết.

Làm chậm sự phát triển não bộ ở trẻ em

  • Hấp thụ folate đầy đủ khi mang thai là cần thiết cho sự phát triển trí não của bé và giảm nguy cơ dị tật
  • Bởi vì nhiều phụ nữ không nhận được mức folate cần thiết từ thực phẩm tự nhiên như (rau, củ, quả)“Không phải ai cũng thích ăn rau” hoặc không đáp ứng đủ do chất lượng folate từ thực phẩm không đảm bảo do môi trường.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thường được khuyến khích bổ sung axit folic. Tuy nhiên việc bổ sung quá nhiều axit folic có thể làm tăng sức đề kháng insulin và làm chậm sự phát triển não bộ ở trẻ em.

Trong một nghiên cứu, những đứa trẻ 4 và 5 tuổi có mẹ bổ sung hơn 1.000 mcg axit folic mỗi ngày khi mang thai. Nhiều hơn mức dung nạp trên mức dung nạp (UL là Tổ Chức Hợp Tác Giữa Các Phòng Thí Nghiệm). Đạt điểm kiểm tra phát triển não thấp hơn so với trẻ em của phụ nữ sử dụng 400/ mcg mỗi ngày.

 

  • Một nghiên cứu khác liên kết nồng độ folate trong máu cao hơn khi mang thai với nguy cơ kháng insulin cao hơn ở trẻ em ở độ tuổi 9-13.

 

Tóm tắt

  • Bổ sung axit folic là một cách thiết thực để tăng mức folate trong thai kỳ. Nhưng dùng quá liều có thể làm tăng sức đề kháng insulin và làm chậm sự phát triển não bộ ở trẻ em.
  • Với sự phát triển của công nghệ y học đến cuối năm 2018. Người dùng hoàn toàn có thể yên tâm bổ sung folate dạng tự nhiên với cái tên 5-MTHF.

Tăng khả năng ung thư

  • Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc phát hiện các tế bào khỏe mạnh với mức axit folic đầy đủ có thể bảo vệ chúng khỏi bị ung thư. Tuy nhiên, việc phát hiện các tế bào ung thư với vitamin có thể giúp chúng phát triển hoặc lan rộng (Nguồn 1, Nguồn 2, Nguồn 3).

 

  • Nguy cơ có thể phụ thuộc vào loại ung thư, cũng như lịch sử cá nhân y tế của bạn.

 

  • Như hai nghiên cứu này cho thấy rằng những người trước đây được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư đại trực tràng được bổ sung hơn 1.000 mcg axit folic mỗi ngày có nguy cơ tái phát ung thư cao hơn từ 1,7 – 6,4% (Nguồn 1, Nguồn 2). 

 

  • Hãy nhớ rằng ăn nhiều thực phẩm giàu folate dường như không làm tăng nguy cơ ung thư – và thậm chí có thể giúp giảm bớt nó.

 

Tóm tắt

  • Lượng bổ sung axit folic quá mức có thể làm tăng khả năng phát triển và lan rộng của tế bào ung thư. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn. Điều này có thể đặc biệt bất lợi cho những người có tiền sử ung thư.

Kết luận tác dụng phụ của axit folic

  • Mặc dù ngày càng có nhiều nghiên cứu hơn chứng mình việc “Axit folic không được chuyển hóa” có nhiều tác dụng phụ tiềm tàng
  • Nhưng việc bổ sung axit folic vẫn được khuyến khích sử dụng để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh, cũng như ngăn ngừa hoặc điều trị thiếu hụt folate. Chúng thường được coi là an toàn nhưng có thể tương tác với một số loại thuốc theo toa dưới sự kiểm soát của bác sĩ.

 

  • Và đó là lời khuyên trước những năm 2018. Đến đầu những năm 2018 các nhà khoa học đã chế tạo ra công nghệ mới an toàn hơn axit folic. Đó là 5-MTHF hay người dùng Việt Nam gọi với khá nhiều tên như :”Folate“, “Thuốc tetrafolic“, “L-Methylfolate“, “Quatrefolic”….

Ảnh: Sản phẩm Protake Care tại Việt Nam

  • Với người dùng tại Việt Nam. Trước đây thường xuyên mua các sản phẩm xách tay (Chúng hoàn toàn các nguy cơ hàng giả, hàng kém chất lượng). Bây giờ bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm Protake Carevới hoạt chất là 5-MTHF. Sản phẩm được nhập khẩu tại Mỹ. Bộ y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Để đặt mua sản phẩm bạn có thể gọi hotline: 0969 741 866

Protake Care – Protect Baby, Healthy mom.

[1] Pfeiffer CM, Sternberg MR, Fazili Z, Yetley EA. Lacher DA, Bailey RL, Johnson CL. Unmetabolized folic acid is detected in nearly all serum samples from US children, adolescents, and adults. The Journal of Nutrition. 2015 Mar;145(3):520–31. PubMed PMID: 2573468.

[2] Kalmbach RD, Choumenkovitch SF, Troen AP, Jacques PF, D’Agostino R, Selhub J. A 19-Base Pair Deletion Polymorphism in Dihydrofolate Reductase Is Associated with Increased Unmetabolized Folic Acid in Plasma and Decreased Red Blood Cell Folate. The Journal of Nutrition. 2008 Dec;138(12). PubMed PMID: 19022952.

[3] Bailey SW, Ailing, JE. The extremely slow and variable activity of dihydrofolate reductase in human liver and its implications for high folic acid intake. Proceedings of the National Academy of the Sciences of the United States of America. 2009 Sep 8;106(36). PubMed PMID: 19706381.

[4] What are single nucleotide polymorphisms (SNPs)? Genetics Home Reference. 2017 Oct. https://ghr.nlm.nih.gov/primer/genomicresearch/snp.

[5] Kes VB, Jurasic MJ, Zavoreo I, Coric L, Rotim K. Migraine, carotid stiffness and genetic polymorphism. Acta Clinica Croatica. 2015 Dec;54(4):409–16. PubMed PMID: 27017713.

[6] Li C, Yichao J, Jiaxin L, Yueting Z, Qin L, Tonghua Y. Methlylenetetrahydrofolate reductase gene polymorphism and risk of chronic myelogenous leukemia: a meta-analysis. Journal of B.U.ON: official journal of the Balkan Union of Oncology. 2015 Nov-Dec;20(6):1534–45. PubMed PMID: 26854451.

[7] Remuzgo-Martinez S, Genre F, Lopez-Rejias R, Ubilla B, Mijares V, Pina T, Corrales A, Blanco R, Martin J, Llorca J, Gonzalez-Gay MA. Decreased expression of methylene tetrahydrofolate reductase (MTHFR) gene in patients with rheumatoid arthrtis. Clinical and Experimental Rheumatology. 2016 Jan-Feb;34(1):106–10. PubMed PMID: 26843177.

[8] Strohle A, Bohn T. Folate and prevention of neural tube defects: new insights from a bayesian model. International Journal for Vitamin and Nutrition Research. 2015;85(3-4):109–11. PubMed PMID: 26780389.

[9] Yun L, Xu R, Li G, Yao Y, Li J, Cong D, Xu X, Zhang L. Homocysteine and the C677T gene polymorphism of its key metabolic enzyme MTHFR are risk factors of early renal damage in hypertension in a chinese han population. Medicine. 2015 Dec;94(52). PubMed PMID: 26717388.

[10] van der put MJ, Gabreels F, Stephens E, Smeitink J, Trijbels F, Eskes T, van den Heuvel L, Blom H. 1998;62:1044–1051.

[11] Strohle A, Bohn T. Folate and prevention of neural tube defects: new insights from a bayesian model. International Journal for Vitamin and Nutrition Research. 2015;85(3-4):109–11. PubMed PMID: 26780389.

[12] Smith AD, Kim YI, Refsum H. Is folic acid good for everyone? The American Journal of clinical nutrition. 2008 Mar;87(3):517–33. PubMed PMID: 18326588.

[13] Strickland KC, Krupenko NI, Krupenko SA. Molecular mechanisms underlying the potentially adverse effects of folate. Clinical chemistry and laboratory medicine. 2013 Mar 1;51(3):607–16. PubMed PMID: 23241610.

[14] Blom HJ, Shaw GM, den Heijer M, Finnell RH. Neural tube defects and folate: case far from closed. Nature Reviews. 2006 Sep 7(9):724-31. PubMed PMID: 16924261.

[15] Hyland K, Shoffner J, Heales SJ. Cerebral folate deficiency. Journal of Inherited Metabolic Disease. 2010 Oct;33(5):563–70. PubMed PMID: 20668945.

[16] Prinz-Langenohl R, Bramswig S, Tobolski O, Smulders YM, Smith DE, Finglas PM, Pietrzik K. [6S]-5-methyltetrahydrofolate increases plasma folate more effectively than folic acid in women with the homozygous or wild-type 677C–>T polymorphism of methylenetetrahydrofolate reductase. British Journal of Pharmacology. 2009 Dec;158(8):2014–21. PubMed PMID: 19907061.

[17] Greenberg JA, Bell SJ. Multivitamin Supplementation During Pregnancy: Emphasis on Folic Acid and l-Methylfolate. Reviews in Obstretics and Gynocology. 2011;4(3-4):126–7. PubMed PMID: 22229066.

[18] Obeid R, Holzgreve W, Pietrzik K. Is 5-methyltetrahydrofolate an alternative to folic acid for the prevention of neural tube defects? Journal of Perinatal Medicine. 2013 Sep 1;41(5):469–83. PubMed PMID: 23482308.