• Hiện nay các chứng minh lâm sàng về tác dụng của 5-MTHF cho thấy những kết quả rất khả quan. Tính đến thời điểm hiện tại năm 2019 người dùng tại MỸ, Canada…và một số nước tại Châu Âu đã sử dụng 5-MTHF làm phương án bổ sung Folate.
  • Trước hết, ta cần tìm hiểu về Acid Folic – tiền chất của 5-MTHF. “5-MTHF là chất có hoạt tính sinh học của Acid Folic , chính 5-MTHF đảm bảo các tác dụng của acid Folic “.  

Ảnh: Chuyển hóa của acid folic

Có ba điều chính bạn cần lưu ý: Chính 5-MTHF là hoạt chất tạo nên các các dụng của Acid Folic

  1. Tìm hiểu về tầm quan trọng của Acid Folic – thành phần bắt buộc được đưa vào thực phẩm (ngũ cốc, bánh mì…) tại Mỹ, Canada và một số nước tại Châu Âu
  2. Lý do sử dụng trực tiếp 5-MTHF (chất chuyển hóa của Acid Folic) hiện đang là xu hướng mới trong các phương án bổ sung Folate.
  3. Thực tế sử dụng Acid Folic và 5-MTHF tại Việt Nam như thế nào?

Ảnh: Bạn có thể dễ dàng tìm thấy acid folic có trong thực phẩm tại MỸ


Vấn đề số 1: Tầm quan trọng của việc bổ sung Acid Folic

4 tác dụng rất quan trọng đã được biết đến của Acid Folic:

  1. Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh của thai nhi (Tìm hiều thêm về dị tật ống thần kinh thai nhi)
  2. Phòng tránh bệnh thiếu máu
  3. Giảm nguy cơ ung thư
  4. Ngăn chặn một số bệnh lý khác
  • Dị tật ống thần kinh là bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến thai nhi ngay trong giai đoạn mới bắt đầu mang thai. Việc bổ sung Acid Folic đúng thời điểm là vô cùng quan trọng để tránh bệnh lý này.
  • Công bố về vấn đề này, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã nghiên cứu và đưa ra khuyến cáo chuẩn về thời điểm & liều lượng Acid Folic cần cho thai kỳ là: Bổ sung 1 tháng trước khi có thai và duy trì hàm lượng 400mcg/ngày.Đọc thêm về nghiên cứu của CDC >>Tại Đây<<
  • Mang thai ngoài ý muốn và không có sự chuẩn bị từ trước là nguyên nhân dẫn đến bỏ lỡ thời điểm quan trọng để bổ sung Acid Folic ngay từ ban đầu, hậu quả là làm tăng tỉ lệ Dị tật ống thần kinh. Đây là lý do bắt buộc các tổ chức y tế Mỹ và Châu Âu đưa ra khuyến cáo về việc bổ sung Acid Folic trong thực phẩm hàng ngày, với mục đích ngăn ngừa sớm các bệnh lý cho thai nhi.

Tại Việt Nam tình trạng sau khi biết mình có thai sau đó mới bổ sung acid folic khá phổ biến.

Do hai nguyên nhân chính.

  1. Khi có thai với tìm hiểu về thông tin y tế.
  2. Mang thai bị động (Chưa có kế hoạch mang thai, Mà ở Việt Nam hay gọi là “Vỡ kế hoạch“)
  • Hệ thần kinh của bé hình thành từ lúc bắt đầu mang thai: Các nếp gấp thần kinh của thai nhi tăng lên trong khoảng 19 ngày sau khi thụ thai và hoàn thiện ở trước 28 ngày. Sau 8 Tuần có dòng máu nuôi tim, Môi/vòm miệng là 6-10 tuần.
  • Tại Việt Nam hầu hết các bà mẹ chỉ biết mình mang thai sau 40 ngày, thường được biết đến bằng cách thử thai sau khi nhận thấy chậm kinh khoảng 7-10 ngày. Sau đó các bà mẹ mới bắt đầu với bổ sung acid folic, việc này khá muộn so với lời khuyên của các chuyên gia “Trước khi bạn mang thai cần bổ sung acid folic trước một tháng

Ảnh: Kiểm tra thai kỳ bằng que thử thai

Phụ nữ có thể nhận axit folic theo những cách sau:

  1. Uống vitamin chứa 400 mcg axit folic mỗi ngày.
  2. Ăn một bát ngũ cốc ăn sáng mỗi ngày có 100% giá trị hàng ngày của axit folic.
  3. Ăn một chế độ ăn kiêng với nhiều ngũ cốc và thực phẩm tăng cường như đậu, đậu Hà Lan và rau xanh, rất giàu folate, dạng axit folic tự nhiên trong thực phẩm.

Lưu ý tại Việt Nam:

  • Phương án khả thi nhất đó là “Phương án 1” bổ sung bằng viên uống vitamin có chứa acid folic.
  • Phương án 2 có khả thi khi chúng ta mua các sản phẩm ngũ cốc từ Mỹ, Canada…Điều này có thể không phù hợp với những đối tượng kinh tế hạn chế.
  • Phương án 3 thì để đáp ứng đủ lượng acid folic mà các nhà khoa học đưa ra (400 mcg axit folic/ngày) thì gần như bạn phải ăn hàng chục kg rau củ quả một ngày.

5- MTHF là chất có hoạt tính Sinh học của acid Folic

Ảnh : Sơ đồ chuyển hóa acid folic

  • Không chỉ thế, những năm gần đây các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu hơn nữa với phụ nữ đang mang thai và họ phát hiện ra vấn đề được gọi là “Đột biến gen MTHFR“. Tại Mỹ theo thống kê tỷ lệ mắc đột biến MTHFR là 30-52%. Trung bình cứ 10 người sẽ có 3-5 người bị. Con số này cũng được các nhà khoa học nhận định rằng nó có thể đại diện cho tỷ lệ mắc trong dân số thế giới.

  • Đột biến MTHFR gây nên không hấp thu được Acid Folic do quá trình chuyển hóa Acid Folic bị gián đoạn. Hậu quả gây ra với thai nhi: Khuyết tật bẩm sinh, Sảy thai, lưu thai… Tại Việt Nam điều này được thể hiện qua các nhóm các bà mẹ ngày càng chia sẻ nhiều hơn về đột biến gen MTHFR và vấn đề mang thai.

  • Cuối năm 2018 các nhà khoa học tại MỸ công bố thêm những kết quả nghiên cứu mới nhất đạt được nhằm giảm thiểu tỷ lệ dị tật ống thần kinh, sảy thai, lưu thai đặc biệt ở đối tượng “Đột biến gen MTHFR“. Đây là cơ sở cho hướng đi mới: Bổ sung trực tiếp 5-MTHF để tránh các rối loạn chuyển hóa Folic & Folate gây ra do “Đột biến gen MTHFR”

Bạn có thể xem bản dịch tiếng việt về “Báo cáo dịch tễ” được đăng trên tạp trí ý khoa Springer >>Tại Đây<<.

Bài viết sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về đột biến gen MTHFR và giải pháp của các nhà khoa học đưa ra thay thế cho acid folic bằng cách sử dụng 5 MTHF.

 

Ảnh: Kết quả trên tạp chí y khoa Springer

  • Thông tin mới nhất từ năm 2019, trên thị trường Mỹ đã có một số công ty dược sản xuất 5-MTHF, và đưa vào lưu hành. Dự báo từ 5-10 năm nữa 5 MTHF sẽ thay thế cho acid folic.

Thực tế sử dụng 5- MTHF tại Việt Nam.

Tại Việt Nam hiện tại người sử dụng chưa hề quan tâm, thậm chí chưa biết đến 5-MTHF. Những người biết đến 5- MTHF thường là những đối tượng đang gặp các vấn đề về:

  1. Đột biến gen MTHFR.
  2. Phụ nữ bị sảy thai, lưu thai.
  3. Phụ nữ đang sử dụng IVF. IUI hay còn gọi là thụ tinh nhân tạo.
  • Trên thực tế đã có 1 số nghiên cứu lâm sàng cho thấy tác dụng hỗ trợ sinh sản, tăng tỷ lệ mang thai của 5 MTHF

Một trong những nghiên cứu thực tế sử dụng 5-MTHF đem đến kết quả có thai tới 85% áp dụng cho hơn 30 cặp vợ chồng có vấn đề về khả năng sinh sản kéo dài ít nhất 4 năm (mất thai tái phát, suy buồng trứng sớm hoặc các thông số tinh trùng bất thường, với 2/3 trong số họ đã thất bại khi thực hiện các công nghệ hỗ trợ sinh sản). Hầu hết phụ nữ trong trường hợp này đã được điều trị bằng axit folic liều cao (5 mg/ngày) nhưng không thành công.

Xem chi tiết báo cáo >>Tại Đây<<

Về nguyên nhân về sự không phổ biến của 5 MTHF tại Việt Nam được thống kê có những nguyên nhân sau:

  1. Vấn đề về quảng bá sản phẩm mới. Khi được hỏi về acid folic tại Việt Nam hầu hết phụ nữ mang thai tại Việt Nam trả lời đều biết về tác dụng của acid folic nhưng họ đều chưa hề biết đến 5-MTHF. Một số ít biết đến nhưng họ hiểu nhầm 5-MTHF chỉ dành cho người bị đột biến gen.
  2. Người dùng Việt Nam bị hạn chế bởi khả năng đọc tài liệu Y khoa bằng tiếng anh.
  3. 5-MTHF chưa phổ biến tại Việt Nam.

Giải pháp về vấn đề 5 MTHF tại Việt Nam.

  • Sau khi đọc bài tìm hiểu về 5-MTHF là gì chắc bạn cũng đã hiểu phần nào về công dụng và tác dụng. Và nó sẽ dần thay thế cho acid folic.

Tại sao một sản phẩm tốt hơn acid folic phù hợp với mọi đối tượng(dành cho cả đối tượng không bị đột biến gen MTHFR) lại không được người dùng sử dụng và biết đến. Cụ thể hơn người dùng Việt Nam phải làm như thế nào khi vấn đề sử dụng hàng xách tay(5-MTHF) luôn thường trực mối lo không an toàn.

  • Hiểu được khó khăn của người dùng tại Việt Nam Cty dược phẩm POLY PHARM đã độc quyền phân phối sản phẩm Protake Care với hoạt chất 5-MTHF được sản xuất tại Mỹ do công ty ARNET PHARMACEUTICAL CORP sản xuất(Thông tin cty ARNET tìm hiểu thêm >>Tại Đây<<)

Bạn đọc có thể tìm hiểu nhiều thông tin hơn về sản phẩm Protake Care >>Tại Đây<<

  • Lưu ý khi sử dụng sản phẩm bạn nên hỏi bác sĩ tư vấn về cách sử dụng, liều lượng.