Vấn đề này có 5 điểm bạn cần chú ý đó là:

  1. Buồng trứng đa nang
  2. Lạc nội mạc tử cung
  3. Tử cung lạnh
  4. U xơ tử cung
  5. Tinh trùng đứt gãy
  6. Không có tinh trùng

Vì các bài nội khá dài nên ta sẽ đi vào từng phần một. Bước 1 “Buồng chứng đa nang”


Buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang là gì?

  • Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh buồng trứng đa nang ngày càng có xu hướng gia tăng, đây là một trong những nguyên nhân phổ biến làm suy giảm chức năng sinh sản của người phụ nữ.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang còn được gọi là Stein-Leventhal. Theo nghiên cứu, khoảng 6 – 10% phụ nữ trong tuổi sinh sản mắc bệnh này, trong đó phụ nữ có chu kỳ kinh không đều, chu kỳ kinh ngắn dưới 25 ngày hoặc chu kỳ dài trên 35 ngày luôn tiềm ẩn nguy cơ không phóng noãn liên quan đến hiện tượng buồng trứng đa nang.
  • Những phụ nữ bị buồng trứng đa nang thường là những ngƣời có sự gia tăng bất thường về nồng độ Testosterone và LH, những chất này sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn. Buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ (từ 6 – 10 nang < 10mm) do nang noãn không phát triển được, trứng không thể trưởng thành và không có hiện tượng rụng trứng.
  • Bạn có thể tham khảo về các chỉ số LH, Testosterone , Estradiol (E2) là gì >>Tại đây<<

 

Ảnh: Estradiol (E2)

Nguyên nhân và cơ chế hình thành bệnh

Có nhiều nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến hội chứng buồng trứng đa nang, trong đó phải kể đến những nguyên nhân gốc rễ sau:

  • Tăng cao hooc-môn sinh dục: gồm LH của tuyến yên, estrogen, androgen tạo ra những thay đổi mô học khiến quá trình phóng noãn gặp khó khăn, noãn không thể phá vỡ lớp vỏ dày chắc để ra ngoài.
  • Sự gia tăng thất thường về nồng độ testosterol: làm gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn, hạn chế trứng trưởng thành và không có hiện tượng rụng trứng .
  • Dư thừa insulin: liên quan đến sự kiểm soát đường trong cơ thể, kích thích buồng trứng sản xuất nhiều hormone nam hơn, ngăn chặn sự rụng trứng hàng tháng. Do vậy, một số nghiên cứu cho rằng béo phì cũng có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của buồng trứng đa nang.
  • Thừa hƣởng di truyền từ thế hệ trước: Phụ nữ bị buồng trứng đa nang có khả năng mẹ và chị gái bị buồng trứng đa nang.

Triệu chứng lâm sàng bệnh buồng trứng đa nang

Ngoài việc siêu âm và xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác, bệnh buồng trứng đa nang ở nữ giới còn được biểu hiện qua một số triệu chứng bên ngoài như:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Vô kinh, kinh thưa, kinh không đều là những biểu hiện thường gặp trong hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Không rụng trứng hoặc rụng trứng không đều.
  • Rậm lông, mụn mọc nhiều trên mặt và cơ thể: Đây là dấu hiệu của tình trạng tăng androgen, tỷ lên lên đến 69%.
  • Thừa cân với chỉ số khối cơ thể cao. Tình trạng này không phải lúc nào cũng do ăn nhiều. Thông thường, những ngƣời mắc ĐNBT vẫn ăn uống bình thường nhưng lại rất dễ tăng cân. Rối loạn trong quá trình chuyển hóa dẫn đến tình trạng phân bố mỡ khồng đồng đều
  • Cảm giác đầy bụng và khó chịu vùng bụng dưới.
  • Đái tháo đường tuýp 2.
  • Mỡ trong máu cao.
  • Tăng huyết áp và khó điều chỉnh huyết áp.
  • Sắc tố da sậm màu nhất là ở háng, cổ và nách.
  • Nhiều lông trên mặt và trên ngƣời, da mặt nhờn và nhiều mụn.
  • Tóc mỏng đi
  • Tâm trạng vui buồn thất thường.

Điều trị buồng trứng đa nang

Những phụ nữ muốn có thai ngay (thườngthuộc nhóm hiếm muộn) sẽ được điều trị theo các bước:

  • Kích thích thử buồng trứng bằng các thuốc gây phóng noãn:

    Trong quá trình dùng thuốc, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển nang noãn bằng đầu dò âm đạo hoặc que thử phóng noãn (thử nước tiểu). Bệnh nhân cần giao hợp quanh những ngày nghi ngờ có phóng noãn. Sau không quá 6 chu kỳ, nếu không có thai, bệnh nhân sẽ chuyển sang bước sau.

  • Can thiệp ngoại khoa buồng trứng:

    Bác sĩ cắt bỏ một phần hoặc chọc thủng vài vị trí bề mặt buồng trứng để giải phóng các nang noãn. Bằng kỹ thuật nội soi, họ trổ vài điểm trên bề mặt buồng trứng, phá vỡ bức tường dày và chọc bớt vài nang noãn phát triển dở dang trƣớc kia. Các nang bị phá này sẽ làm thay đổi nội tiết, giúp các thuốc kích thích phóng noãn có tác dụng hơn, đồng thời các nang khác có cơ hội lách vào những khoảng trống vừa tạo ra để to lên và vỡ ra ngoài. Với cách điều trị này, 50-60% trƣờng hợp hiếm muộn đơn thuần (chỉ mắc hội chứng buồng trứng đa nang) sẽ có thai. Sau mổ, bệnh nhân thực hiện thụ thai ngay; nếu qua 6 chu kỳ không thành công, nên thực hiện kích thích phóng noãn như bước một, nhưng không quá 6 chu kỳ. Nếu vẫn không mang thai thì tốt nhất là thụ tinh trong ống nghiệm.

    Những phụ nữ từng mắc hội chứng buồng trứng đa nang rất dễ bị sẩy thai. Vì vậy, khi đ có mang, họ cần được hỗ trợ bằng nội tiết tố nhau thai.

Người mắc buồng trứng đa nang nên ăn gì?

  • Tránh cà phê, thức uống có cồn, nước có ga, đường và các đồ uống có đường, thực phẩm chứa carb tinh luyện như bánh mỳ trắng, bánh bíc-quy, sô cô la, kẹo…
  • Ăn các bữa ăn nhỏ giàu protein mỗi 3 giờ để cân bằng lượng đường trong máu.
  • Tập thể dục thường xuyên: tập sức bền và tập tạ (bạn càng có nhiều cơ bắp, lượng chất béo bạn đốt càng lớn)
  • Sử dụng quế vào trong chế biến. Quế giúp cải thiện độ nhạy với insulin cho những phụ nữ bị đa nang buồng trứng.
  • Tối thiểu việc hấp thụ cùng lúc các sản phẩm từ động vật và từ sữa. Do chúng có chứa hàm lượng hóc-môn, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể tàn phá các hóc-môn của bạn dẫn tới không thể rụng trứng. Một chế độ ăn giàu chất xơ đem lại rất nhiều lợi ích cho các trường hợp bị mất cân bằng hóc-môn như hội chứng buồng trứng đa nang. Thậm chí ngay cả khi động vật không được tiêm các hóc-môn nhân tạo, nó vẫn tự sản sinh ra các hóc-môn xuất hiện trong thịt hoặc sữa.
  • Sản sinh thái quá hóc-môn sinh dục đực đã cho thấy phản ứng có lợi với cam thảo, vì thế bạn có thể sử dụng cam thảo tươi để hạn chế hội chứng này.
  • Các loại thực phẩm nên ăn nhiều hơn là đỗ đỏ, húng quế, ớt bột cay, hạt dẻ, cà tím, tỏi, gừng, su hào, tỏi tây, nhục đậu khấu, hạt tiêu, gạo, hương thảo, cây bạc hà và củ nghệ.
  • Giảm stress bằng cách tập Yoga, sử dụng thuốc, tập luyện hơi thở, ngủ 8 tiếng, tập thể dục thường xuyên, sử dụng oải hương, bạc hà, và trà chamomile.
  • Đến gặp chuyên gia thiên nhiên liệu pháp hoặc chuyên gia thảo dược để điều trị hội chứng đa nang buồng trứng.
  • Dùng dầu cá và vitamin chất lượng tốt.

Kĩ thuật IVM

  • IVM (In-vitro Maturation) là phương pháp nuôi trứng non cho đến khi trưởng thành trong ống nghiệm. Kỹ thuật này có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng vô sinh hiếm muộn nhưng kết quả thành công cao nhất đối với trường hợp buồng trứng đa nang.
  • Ngoài ra, những phụ nữ đang trải qua hóa trị, xạ trị hoặc dự định có phẫu thuật là nhóm đối tượng nên sử dụng IVM. Phương pháp này có thể giúp nhóm phụ nữ dị ứng với tiêm hoặc những cặp vợ chồng đã thất bại khi điều trị hiếm muốn bằng IVF.
  • Kỹ thuật IVM là một kỹ thuật điều trị phức tạp phối hợp các phác đồ về lâm sàng, kỹ thuật về nội tiết, hiểu biết về sinh lý tế bào noãn, qui trình nuôi cấy gồm nhiều bước…Để thực hiện chọc hút được trứng non từ những nang noãn nhỏ hơn 10mm cần phải chuẩn bị nhiều khâu liên quan và thuần thục về kỹ thuật.
  • Môi trường nuôi cấy trứng non là loại môi trường đặc biệt, chứa nhiều loại nội tiết tố và huyết thanh chiết xuất từ máu của chính người phụ nữ đó. Sau 1 ngày nuôi cấy, trứng non sẽ trưởng thành đủ tiêu chuẩn để thụ tinh. Sau đó trứng sẽ được thụ tinh, nuôi cấy phôi theo phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm bình thường.
  • Khác với IVF cần phải tiêm thuốc để trưởng thành trứng trước khi được đưa ra khỏi buồng trứng, kỹ thuật IVM lấy trứng ngay từ giai đoạn trứng non và nuôi trứng trưởng thành trong phòng thí nghiệm trong 24 – 48 giờ.
  • Môi trường nuôi cấy có chứa một lượng hormone và huyết thanh được tinh chiết từ chính máu của bệnh nhân. Sau khi trứng đạt yêu cầu, tinh trùng sẽ được tiêm vào bào tương trứng để thụ tinh và cấy phôi như quy trình thụ tinh ống nghiệm thông thường.

Ảnh: Kĩ thuật IVM

  • Ưu điểm của việc điều trị vô sinh bằng IVM là ít xâm lấn, hạn chế đau đớn cho bệnh nhân. Đặc biệt, đây là giải pháp lý tưởng cho những bệnh nhân không thể chịu được sự tác động của các loại thuốc kích trứng. Bởi khi áp dụng IVM sẽ không cần tiêm hormone nên giảm được các nguy cơ biến chứng nhất định, tránh tình trạng quá kích buồng trứng.
  • Nếu lần đầu thử nghiệm IVM không thành công thì có thể được áp dụng lặp lại nhanh chóng thay vì phải chờ đợi trong một khoảng thời gian dài như kỹ thuật IVF.
  • Ngoài ra, điều trị vô sinh hiếm muộn bằng IVM cũng ít tốn kém hơn, tiết kiệm được thời gian đi lại vì số lần tái khám không nhiều.
  • Tuy nhiên, để tăng tỷ lệ thành công của phương pháp IVM đòi hỏi bác sĩ phải thực sự tỉ mỉ, khéo léo và giàu kinh nghiệm. Vì không được kích thích buồng trứng nên trứng rất nhỏ, việc chọc hút trứng sẽ trở nên khó khăn hơn. Đến giai đoạn thụ tinh trong ống nghiệm cũng phải tuân thủ những điều kiện nghiêm ngặt và cần sự theo dõi thƣờng xuyên hơn.
  • Khi lựa chọn áp dụng kỹ thuật IVM hay bất kỳ công nghệ hỗ trợ sinh sản nào khác, điều quan trọng hàng đầu là cần lựa chọn được bệnh viện uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, tay nghề cao. Hơn nữa, vợ chồng bạn cũng cần luôn giữ vững tinh thần, đảm bảo sức khỏe tốt để tạo điều kiện điều trị tốt nhất.

Lộ trình chữa trị vô sinh nữ bằng kỹ thuật IVM

  • Bước 1: Nữ giới đến phòng khám khi bước vào ngày thứ 2 của chu kỳ nguyệt san. Tại đây nữ giới sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra xem có nang cơ cơ năng hay không. Đối với nữ giới đang bị tắc kinh hoặc vô kinh bác sĩ sẽ xem xét và cung cấp thích kích thích để tạo chu kỳ.
  • Bước 2: Đến ngày thứ 10 (tính từ ngày bắt đầu nguyệt san) nữ giới lại tiếp tục tái khám để tiêm thuốc FSH trong vòng 3 ngày liên tiếp.
  • Bước 3: Sau 3 ngày tiêm FSH, nữ giới sẽ được tiêm hCG 10.000 IU.
  • Bước 4: Sau khi tiến hành xong bước thứ 3 khoảng 38 đến 40 tiếng đồng hồ, bệnh nhân sẽ được tiến hành chọc lấy trứng. Trứng non hay nang noãn sẽ được nuôi trong ống nghiệm cho đến khi trưởng thành. Thời gian này có thể mất khoảng 24 tiếng
  • Bước 5: Lấy tinh dịch từ ngƣời chồng và tiến hành thụ tinh với trứng đã trƣởng thành ở bước 4. Đối với giai đoạn này, bệnh nhân có thể lựa chọn 1 trong 2 phƣơng án thụ tinh trong ống nghiệm IVF hoặc bơm tinh trùng vào bào tương ICSI.
  • Bước 6: Chuyển phôi sau khi thụ tinh vào buồng tử cung để phôi làm tổ và tạo thành thai nhi
  • Bước 7: Kiểm tra kết quả sau khoảng 2 tuần

Điểm nổi trội của IVM so với IVF

Ưu điểm

  • Tiết kiệm chi phí thực hiện hơn do lượng thuốc kích trứng được sử dụng ít hơn (chi phí có thể giảm hơn đến 1 nửa)
  • Có thể được áp dụng lặp lại nhanh chóng thay vì phải chờ đợi trong một khoảng thời gian dài như kỹ thuật IVF.
  • Đảm bao an toàn cho nữ giới khi không có chứng quá kích ứng buồng trứng có thể có như IVF.
  • Quá trình thực hiện đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian hơn cho cả 2 vợ chồng, nữ giới cũng ít phải tiêm thuốc hơn và các xét nghiệm, kiểm tra cũng được giảm bớt tối thiểu nhất.

Hạn chế

  • Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Facts chỉ ra rằng, IVM giúp phụ nữ trẻ thụ thai thành công lên tới 35%. Tuy nhiên, khi so sánh với IVF, mặc dù có những giao thức khác nhau để thụ tinh ống nghiệm và không có bất kỳ thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng giữa IVF và IVM, nhưng các nhà khoa học vẫn thấy rằng IVF có tỷ lệ mang thai cao hơn đáng kể so với IVM.
  • Thêm nữa, Theo Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM), tỷ lệ thành công của IVM còn khá nhiều sai số và thấp hơn so với dự kiến đối với phụ nữ cùng độ tuổi điều trị hiếm muộn bằng IVF.
  • IVM có thể rẻ hơn IVF lúc đầu bởi vì quá trình tiêm kích thích tố vào cơ thể người phụ nữ ít hơn, tuy nhiên, nếu quá trình trưởng thành trứng trong ống nghiệm không thuận lợi, việc tiêm kích thích tố trực tiếp có thể được yêu cầu bổ sung nên chi phí có thể sẽ tăng lên.
  • Các nhà khoa học cũng lưu ý rằng, công nghệ này chưa được sử dụng rộng rãi và chưa có nghiên cứu cụ thể nào về kết quả của các dị tật bẩm sinh hoặc chậm phát triển ở trẻ được sinh ra bằng phương pháp này.

Sơ đồ quy trình IVF mới nhất 2020

Trước và sau chuyển phôi

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<
Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<
Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<
Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<
Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<
Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Thời kỳ mang thai

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Thời kỳ sinh con

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Các địa chỉ khám và điều trị vô sinh hiếm muộn và theo dõi thai