• Khi mang thai sức đề kháng của người phụ nữ suy giảm vì vậy rất dễ nhiễm bệnh, đặc biệt các bệnh nhiễm trùng.
  • Nhiễm trùng trong khi mang thai có thể có những tác động xấu đến kết cục của thai kì và thậm chí đe dọa tính mạng của cả người mẹ lẫn thai nhi.
  • Để có thể phòng ngừa những bệnh nhiễm trùng trong khi mang thai ngoài việc dinh dưỡng đầy đủ, tránh xa nguồn lây trong thời kì mang thai thì người phụ nữ nên đi tiêm ngừa vacxin trước khi mang thai.

Những vacxin cần thiết tiêm trước khi mang thai

Chúng ta cần tiêm vacxin ngừa những bệnh có khản năng gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Thông thường sau khi tiêm tối thiểu 1 tháng cơ thể mới có kháng

thể phòng bệnh nên người phụ nữ cần tiêm vacxin tối thiểu 1 tháng trước khi mang thai.

Lưu ý những vacxin này không được tiêm khi đang mang thai.

  • Rubella: Khi mang thai nếu người phụ nữ bị nhiễm rubella sẽ có nguy cơ thai chết lưu, sảy thai, thai chậm tăng trưởng trong tử cung và đặc biệt rubella bẩm sinh (dị tật tim, đếc, mù và thai chậm tăng trưởng). Trong đó 90% người mẹ bị nhiễm rubella trong 3 tháng đầu sẽ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
  • Sởi: mắc bệnh sởi trong khi mang thai có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu và dị tật cho thai. Người phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi thường biểu hiện nặng và có biến chứng.
  • Quai bị: người phụ nữ mắc bệnh quai bị có nguy cơ vô sinh do virus quai bị gây tổn thương buồng trứng. Ngoài ra quai bị khi mang thai có thể gây sảy thai, thai chết lưu và dị dạng cho thai nhi.
  • Thủy đậu: Khi mang thai mắc bệnh thủy đậu có nguy cơ sảy thai và thai chậm tăng trưởng cho thai nhi.
  • Viêm gan siêu vi B: Khi mang thai nếu có nhiễm siêu vi B, người phụ nữ cần đi khám và định lượng nồng độ virus trong máu, men gan để cân nhắc điều trị nhằm giảm tối thiểu khả năng lây nhiễm từ mẹ sang cho thai nhi. Tốt nhất người phụ nữ nên tiêm ngừa vacxin trước khi mang thai.

Ảnh: Vacxin trước khi mang thai

Những vacxin nên tiêm trước khi mang thai

  • Uốn ván: khi sinh người phụ nữ và trẻ sơ sinh phơi nhiễm với những vết thương và có nguy cơ mắc bệnh uốn ván vì vậy cần tiêm ngừa vacxin uốn ván trước khi mang thai. Tuy nhiên nếu không có điều kiện tiêm trước khi mang thai thì trong khi mang thai cần tiêm ngừa hai mũi vacxin uốn ván và mũi thứ hai trước khi sinh tối thiểu 2 tuần.
  • Cúm: khi mang thai người phụ nữ rất dễ bị cúm và triệu chứng thường nặng và dai dẳng. Cảm cúm thông thường không gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu có điều kiện nên tiêm ngừa trước khi mang thai.
  • Nếu trong lúc mang thai người phụ nữ đến những vùng dịch vẫn có thể tiêm vacxin cúm vì vacxin phòng ngừa cúm được sản xuất từ virus đã chết nên rất an toàn với phụ nữ mang thai.
  • HPV nguy cơ gây ung thư cổ tử cung: do vacxin HPV được tiêm cho phụ nữ dưới 26 tuổi và mất 6 tháng để hoàn tất 3 mũi tiêm nên người phụ nữ cần tính toán thời điểm tiêm thích hợp. Tốt nhất nên hoàn tất 3 mũi tiêm trước khi lên kế hoạch mang thai.
  • Viêm gan siêu vi A: là bệnh cấp tính lây qua đường ăn uống. Viêm gan siêu vi A không gây nguy hiểm cho thai nhi nhưng khi mang thai bệnh thường diễn biến nặng. Nên nếu có điều kiện nên tiêm ngừa vacxin trước khi mang thai.

Sơ đồ quy trình IVF mới nhất 2020

Trước và sau chuyển phôi

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<
Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<
Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<
Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<
Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<
Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Thời kỳ mang thai

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Thời kỳ sinh con

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Đọc bài chi tiết >>Tại Đây<<

Các địa chỉ khám và điều trị vô sinh hiếm muộn và theo dõi thai