• Axit folic an toàn tốt đối với những đối tượng “hấp thụ” được. Vậy “hấp thụ” được là như thế nào. Những đối tượng nào “không hấp thụ được” Axit folic. Nguy cơ gì sảy ra với đối tượng “không hấp thụ được” và các giải pháp là như thế nào…
  • Đó là tổng hợp những băn khoăn khá nhiều bạn độc giả gửi về địa chỉ email của công ty: [email protected]. Hôm nay tôi xin trả lời và giải đáp những thắc mắc đó bằng cách nêu những bằng chứng nghiên cứu cụ thể nhất tại một số nước có nên y tế hiện đại như MỸ.

Không hấp thu được axit folic.

Nguy cơ không hấp thu được Axit folic hiện nay được có 3 vấn đề chính mà chúng ta cần quan tâm:

  1. Khuyết tật bẩm sinh, sảy thai, lưu thai đối với phụ nữ bị đột biến gen MTHFR.
  2. Tăng nguy cơ ung thư.
  3. Thiếu B12 không phát hiện.

Trước khi chúng ta đi vào các trường hợp cụ thể chi tiết tại MỸ. Lưu ý về độ xác thực thông tin này được đăng lên Thư viện y khoa hoa kỳ (NCBC).


Khuyết tật bẩm sinh, sảy thai, lưu thai

Tổng quan

  • Tại Mỹ và một số nước Châu Âu năm 2018 các nhà khoa học đã bắt đầu chú trọng hơn đến “đột biến gen MTHFR“. Phụ nữ được phát hiện với đột biến gen MTHFR dễ bị sảy thai hơn do không hấp thụ được axit folic. Để tăng tỉ lệ mang thai và sinh con. 5-MTHF đã được sử dụng

Đối tượng cụ thể

  • Nghiên cứu trên 33 cặp vợ chồng: Có vấn đề về khả năng sinh sản kéo dài ít nhất 4 năm: mất thai tái phát, suy buồng trứng sớm hoặc các thông số tinh trùng bất thường, với 2/3 trong số họ đã thất bại trong các công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART). Đối với tất cả các cặp vợ chồng, ít nhất vợ hoặc chồng là người mang một trong hai đồng dạng MTHFR. Hầu hết phụ nữ đã được điều trị bằng axit folic liều cao (5 mg/ngày) nhưng không thành công.

Ảnh: Đối tượng cụ thể tham gia nghiên cứu

Liệu trình điều trị

  • Điều trị với 5-MTHF thay vì axit folic thông thường.

Kết quả

  • Trong 33 cặp tham gia nghiên cứu thì có 3 cặp không được theo dõi đến cuối cùng, 27/30 cặp còn lại đã mang thai và sinh nở em bé bình thường tỉ lệ 91% . Mặc dù trước đó có nhiều cặp bị tình trạng: Sảy thai, lưu thai nhiều lần.

Bạn có thể đọc bản việt hóa bản báo cáo này được đăng lên tạp trí y khoa Springer.com vào giữa năm 2018 >>Tại Đây<<


Tăng nguy cơ ung thư

  • Không hấp thu được axit folic tăng nguy cơ ung thư tiến triển và đa nang Adenomas

 

Đối tượng cụ thể

  • Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên về việc bổ sung axit folic để ngăn ngừa u tuyến đại trực tràng, trước đây các nhà khoa học đã tìm thấy dấu hiệu tăng nguy cơ trong quá trình điều trị và theo dõi sau này.
  • Điều này có thể là do axit folic không được chuyển hóa (UMFA) hoặc folates khử và methyl hóa tự nhiên (mF) mà nó được chuyển hóa. Chúng tôi đã đo mF (tổng của 5-methyl-tetrahydrofolate và 4-alfa-hydroxy-5-methyl-THF) và nồng độ UMFA trong huyết thanh của 924 người tham gia.

Ảnh: Hội chứng UMFA (không chuyển hóa được axit folic)

Kết quả:

  • Chỉ số mF huyết thanh cao có liên quan đến nguy cơ đa nang và / hoặc adenomas cao hơn, nhưng không có dấu hiệu rõ ràng về vai trò trực tiếp của UMFA.

Kết luận:

  • Việc bổ sung axit folic được thấy là làm tăng nguy cơ mắc ung thư tiến triển và đa nang

Kết quả thu được khi triển khai tại:

  1. Khoa Dịch tễ học, Trường Y khoa Geisel tại Dartmouth, Trung tâm Y tế Dartmouth-Hitchcock, Lebanon, New Hampshire. [email protected].
  2. Khoa Y, Trường Y thuộc Đại học Bắc Carolina, Đồi Chapel, Bắc Carolina.
  3. Khoa Dịch tễ học, Trường Y khoa Geisel tại Dartmouth, Trung tâm Y tế Dartmouth-Hitchcock, Lebanon, New Hampshire.
  4. Bộ phận Nghiên cứu Chăm sóc Sức khỏe và Xã hội, Đại học King London, Luân Đôn, Vương quốc Anh.
  5. Khoa Dược lý, Đại học Bergen, Hordaland, Na Uy.
  6. Trường Y tế Công cộng Dalla Lana, Đại học Toronto, Toronto, Canada.
  7. Khoa Y học Dự phòng, Trường Y khoa Keck, Đại học Nam California, Los Angeles, California.
  8. Viện ung thư toàn diện Samuel Oschin, Trung tâm y tế Cedars-Sinai, Los Angeles, California.
  9. Khoa Bệnh lý, Bệnh viện Fairview Southdale, Edina, Minnesota.

Đọc Tài liệu gốc liên quan bạn vui lòng gửi tới email để nhận: [email protected]


Thiếu vitamin B12 không phát hiện

 

Tổng Quan

Vitamin B12 là Vitamin thuộc nhóm B. Thiếu hụt vitamin B12 là tình trạng khá thường gặp và có thể biểu hiện qua các rối loạn thần kinh, huyết học. Nếu tình trạng thiếu hụt nặng có thể gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn:

  • Các vấn đề về mắt / hỏng thần kinh thị giác.
  • Sự lo lắng.
  • Thay đổi vị giác.
  • Vàng da.
  • Mất trí nhớ.
  • Không thể mở mắt.
  • Chóng mặt.
  • Tê cứng chân tay.

Mục Tiêu

  • Đánh giá hiệu quả của điều trị bằng vitamin B đối với kết quả ung thư và tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân trong 2 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng.

 

Kế hoạch, đối tượng tham gia

  • Kết hợp phân tích và theo dõi mở rộng của những người tham gia từ 2 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, kiểm soát giả dược . Tổng cộng có 6837 bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu cơ tim được điều trị bằng vitamin B hoặc giả dược từ năm 1998 đến năm 2005 và được theo dõi đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2007.

 

Liệu trình điều trị

  • Nhóm 1 có 1708 đối tượng điều trị với axit folic (0,8mg / ngày) cộng với vitamin B12 (0,4 mg / ngày) và vitamin B6 (40mg / ngày);
  • Nhóm 2 có 1703 đối tượng điều trị với axit folic (0,8mg / ngày) cộng với vitamin B12 (0,4 mg / ngày);
  • Nhóm 3 có 1705 đối tượng điều trị đơn độc vitamin B6 (40mg / ngày);
  • Nhóm 4 có 1721 đối tượng sử dụng giả dược.

 

Kết Quả

  • Trong quá trình điều trị nghiên cứu, trong số những người tham gia được cung cấp axit folic, nồng độ folate trong huyết thanh trung bình tăng hơn 6 lần. Nhận thấy tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người tham gia sử dụng axit folic cộng với vitamin B12. Điều trị vitamin B6 không liên quan đến bất kỳ tác dụng đáng kể nào.

 

Phần kết luận:

  • Điều trị bằng axit folic cộng với vitamin B12 có liên quan đến tăng kết quả ung thư và tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu cơ tim ở Na Uy, nơi không có tăng cường axit folic trong thực phẩm.

Bạn có thể đọc bài viết gốc bằng tiếng anh vui lòng gửi tới email: [email protected]


Phổ biến tình trạng không hấp thu được Axit folic.

  • Sau khi tìm hiểu các nguy cơ xảy ra trên các kết quả thực tế ở trên các nhà khoa học đưa đến kết luận. Đa số các trường hợp không hấp thụ được axit folic là do đột biến gen MTHFR và một phần nhỏ do điều kiện xã hôi (Y tế, môi trường…).
  • Lưu ý: Sau khi làm xét nghiệm diện rộng các nhà khoa học đã đưa ra được tỉ lệ đột biến gen MTHFR ở Mỹ và một số nước Châu Âu là 30 – 40 % + 5 – 8% do yếu tố điều kiện xã hội nữa thì tỉ lệ này tại MỸ và Châu Âu ở tỉ lệ khá cao. Cụ thể là cứ 10 người sẽ có từ 3 -> 5 người sẽ bị đột biến gen MTHFR.

Bạn có thể xem cụ thể tỉ lệ mắc đột biến gen MHTFR theo báo cáo >>Tại Đây<<

 

Tại Việt Nam

  • Tỉ lệ mắc là bao nhiêu %. Thì hiện chưa có tổ chức nào thống kê số liệu đó cả vì để làm được thống kê tốn khá nhiều kinh phí. Nhưng theo kinh nghiệm và phán đoán của các bác sĩ thì tỉ lệ này khá cao vì quanh chúng ta càng ngày có nhiều ca với triệu chứng sảy thai, lưu thai, vô sinh…
  • Bạn có thể tìm thêm thông tin tại các hôi, nhóm trên facebook với các tên như là : Hội các bà mẹ mang gen thrombophilia, Hội Sẩy-Lưu thai-Chuyển phôi thất bại-Đột biến MTHFR-Thrombophilia, IVF Tâm Anh… Vào đó bạn sẽ thấy mọi người chia sẻ khá nhiều hình ảnh về bản thân bị đột biến gen MTHFR và lưu thai, sảy thai…

Ảnh: Kết quả một bệnh nhận bị đột biến gen MTHFR tại Việt Nam.

  • Giải pháp: Rất may mắn với nên y học hiện đại tại MỸ các nhà khoa học đã đưa ra giải pháp và áp dụng thành công tại MỸ. Ta cùng tìm hiểu giải pháp cho vấn đề này là gì ở mục dưới.

Giải pháp cho nguy cơ khi sử dụng Axit folic

  • Giải pháp cho vấn đề này tại Mỹ, Canada và một số nước Châu Âu:
  1. Xét nghiệm đột biến gen MHTFR trước khi ý định có thai
  2. Sử dụng trực tiếp luôn 5-MTHF thay cho axit folic (Bắt đầu phổ biến tại MỸ và Châu Âu nhằm thay thế axit folic).

 

  • Giải pháp cho vấn đề này tại Việt Nam:

Có một thực trạng đáng buồn tại Việt Nam đó là những đối tượng biết đến 5-MTHF đa số là các trường hợp biết đến đều đã bị sảy thai, lưu thai, gặp tình trạng hiếm muộn kéo dài…Người sử dụng hoàn toàn chưa biết: 5-MTHF tốt hơn axit folic như thế nào.

Xét nghiệm đột biến gen MTHFR

  • Để biết nguy cơ phòng tránh và đưa ra giải pháp phù hợp. Bạn có thể xét nghiệm tại một số cơ sở (Medlatec,Tâm anh,Bv bưu điện…)
  • Và bạn có nên làm xét nghiệm hay không. Bạn sẽ tìm được phần nào câu trả lời khi đọc bài viết Xét nghiệm Thrombophilia có nên làm hay không

 

Sử dụng luôn 5-MTHF thay cho axit folic:

  • 5-MTHF là chất chuyển hóa cuối cùng đảm bảo các chức năng , tác dụng của Acid Folic, Folate. Vậy nên các nhà khoa học khuyến khích chúng ta sử dụng thẳng luôn thay cho folic.
  • Đó cũng là xu hướng những năm tới của các nước có nền y học phát triển. Một sản phẩm sử dụng được cho cả 2 đối tượng (đột biến gen MTHFR & Người bình thường).

 

Tham khảo và trao đổi thêm thông tin với các bác sĩ.

  • Bác sĩ luôn là người hiểu biết và nắm rõ thông tin y tế nhất vì vậy bạn nên có những cuộc trao đổi cụ thể hơn với bác sĩ.

POLY PHARM là công ty dược phẩm đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm Protake Care tới người sử dụng tại Việt Nam với hoạt tính sinh học 5-MTHF. Sản phẩm được nhập khẩu & sản xuất tại công ty ARNET califonia MỸ.

 


Thực trạng sử dụng Acid folic tại Việt Nam

  • Tăng nguy cơ ung thư, thiếu B12, khuyết tật bẩm sinh, sảy thai, lưu thai đối với phụ nữ . Đó là các nguy cơ mà chúng ta phải đối mặt khi sử dụng axit folic.
  • Các tác giả (Rees JR, Morris CB, Peacock JL, Ueland PM, Barry EL, McKeown-Eyssen GE, Figueiredo JC, Snover DC, Baron JA.) đã nghiên cứu với 924 đối tượng tham gia.

 

Kết quả thu được khi triển khai tại:

Khoa Dịch tễ học, Trường Y khoa Geisel tại Dartmouth, Trung tâm Y tế Dartmouth-Hitchcock, Lebanon, New Hampshire. [email protected].

Khoa Y, Trường Y thuộc Đại học Bắc Carolina, Đồi Chapel, Bắc Carolina.

Khoa Dịch tễ học, Trường Y khoa Geisel tại Dartmouth, Trung tâm Y tế Dartmouth-Hitchcock, Lebanon, New Hampshire.

Bộ phận Nghiên cứu Chăm sóc Sức khỏe và Xã hội, Đại học King London, Luân Đôn, Vương quốc Anh.

 

 

Ảnh: Hình ảnh từ thí nghiệm

 

  • Tuy nhiên, việc thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai là gây nên hậu quả nghiêm trọng nhất, gây ra dị tất ống thần kinh của thai nhi. Tại MỸ, Canada đã chú trọng đến việc phổ cập axit folic nhằm giảm nguy cơ “Khuyết tật ống thần kinh” trong quá trình mang thai. Vì khi một trẻ em được sinh ra với các khuyết tật bẩm sinh sẽ là một gánh nặng cho kinh tếnhân văn đối với bản thân đứa trẻ, gia đình, và cả xã hội.
  • Tại Việt Nam hiện tại chưa có ban hành điều luật đưa axit folic vào thực phẩm như là một chất bắt buộc. Người dùng sử dụng tại Việt Nam biết đến axit folic và sử dụng có trong Vitamin bổ sung Folic, Thực phẩm có chứa Folate (dạng vitamin tự nhiên của axit folic).